Khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may

Hiện nay, chỉ một số ít các DN quy mô lớn và DN FDI là có các dự án nguyên phụ liệu nhằm đón đầu hiệp định TPP. Trong khi các DN dệt may Việt Nam chủ yếu là DN quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư cho các dự án cung ứng nguyên liệu còn rất nhiều khó khăn. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Giang (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam xung quanh vấn đề này.


Thưa ông, TPP được thông qua, một trong những lo ngại lớn nhất của ngành dệt may là phải đáp ứng quy tắc “xuất xứ từ sợi”. Việt Nam phải làm gì để đáp ứng quy tắc này?

Theo tôi, Chính phủ phải khuyến khích kêu gọi DN FDI vào đầu tư nguồn nguyên phụ liệu, ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thực hiện chiến lược đáp ứng các điều khoản về nguyên tắc “xuất xứ sợi” của TPP. Đối với DN trong nước, đặc biệt, DN sản xuất sợi cũng phải chủ động trong chiến lược đầu tư mở rộng, giữ thị phần nhất định trong các sản phẩm dệt may, xây dựng chuỗi liên kết giữa các DN trong nước có được hệ thống sản xuất sợi dệt hoàn tất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Thực tế, để đón đầu TPP, từ năm 2014 đã có nhiều dự án FDI tập trung vào ngành dệt, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư của Trung Quốc và các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông. Ông nhận định gì về xu hướng này?


Nguyên nhân các DN dệt may chuyển dịch sang Việt Nam là do nền công nghiệp dệt may của chúng ta còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ lực lượng lao động có tay nghề tốt, chi phí có khả năng cạnh tranh cao so với các nước khác. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, do chính sách của Chính phủ cũng đã khuyến khích nên đã thu hút dòng đầu tư của các nước này vào. Năm 2013 - 2014, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong ngành dệt may đạt khoảng 2 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2015 đã đạt khoảng 2,8 tỷ USD. Khi TPP được ký kết, tôi cho rằng con số này còn tăng. Tăng đầu tư là cơ hội để chúng ta có được chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may.

Để các DN dệt may thắng lợi khi hội nhập sâu rộng, Chính phủ và DN cần có giải pháp gì, thưa ông?


Chính phủ nên quy hoạch vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển các khu công nghiệp. Theo đó, đầu tư các nhà máy xử lý chất thải để đảm bảo khả năng đánh giá tác động môi trường đối với các dòng sản phẩm. Bởi vì khi các nhà buôn lớn từ nước ngoài vào Việt Nam, họ đánh giá từ khâu đầu tiên là mua bông, sợi ở đâu; sản xuất sợi, vải và nhuộm ở đâu; quy trình vận chuyển sản phẩm đến nhà máy may ở đâu… Đặc biệt, phải đảm bảo môi trường xanh và sạch, an toàn cho người lao động và người sử dụng các sản phẩm do chúng ta dệt tại Việt Nam.

Nhà nước phải có định hướng phát triển nguồn lực ngành thời trang trong các trường đại học, cao đẳng. Cuối cùng là chính sách của Chính phủ về công nghiệp dệt may, chính sách về chiến lược đầu tư, về hải quan, thuế, tuyển dụng lao động, đặc biệt là chính sách ổn định về tiền tệ. Đấy là yếu tố để thu hút các DN trong nước cũng như DN nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may.

Xin cảm ơn ông!
Hoàng Dương - An Nhiên
Dệt may không dễ nắm bắt cơ hội từ TPP
Dệt may không dễ nắm bắt cơ hội từ TPP

Nếu như trong Hiệp định thương mại ASEAN với các nước (trừ Hàn Quốc), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đều có quy tắc “xuất xứ từ vải” thì với TPP, các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ phải đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Để hưởng được ưu đãi này thì ngành dệt may Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn và thách thức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN