Hãng Bloomberg (Mỹ) cho biết thay đổi được thấy rõ hơn vào ngày 9/7 khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thúc đẩy vay vốn. Việc PBoC cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) 50 điểm cơ bản kể từ ngày 15/7 được coi là một bất ngờ.
Các nhà kinh tế học của Bloomberg đánh giá dữ liệu công bố ngày 15/7 sắp tới được cho sẽ phản ánh tăng trưởng chậm ở quý thứ hai sau quý đầu đạt kỷ lục 18,3%.
Ông Rob Subbaraman tại công ty Nomura (Nhật Bản) đánh giá: “Ảnh hưởng của việc Trung Quốc tăng trưởng chậm với kinh tế toàn cầu sẽ lớn hơn nhiều so với 5 năm trước đây. Việc Trung Quốc ‘vào trước, ra trước’ từ dịch COVID-19 có thể tác động đến kỳ vọng thị trường rằng khi nền kinh tế Trung Quốc ổn định thì những nước khác sẽ tiếp bước”.
Ngày 10/7, Bộ trưởng Tài chính từ Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) đã họp tại Italy cảnh báo rằng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và tốc độ tiêm vaccine COVID-19 không đồng đều có thể giảm kỳ vọng về kinh tế thế giới. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng trích một số phân tích vào ngày 12/7 cho rằng tăng trưởng nội địa dự kiến chậm lại ở nửa cuối năm do phục hồi không chắc chắn trên toàn cầu.
Nhà kinh tế học Wei Yao tại công ty Societe Generale SA (Pháp) phân tích: “Tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể đồng nghĩa với áp lực cắt giảm lạm phát trong tương lai gần trên toàn cầu, đặc biệt đối với nhu cầu về kim loại công nghiệp và tư liệu sản xuất”.
Điều gây băn khoăn là lý do doanh số bán lẻ tại Trung Quốc vẫn khá chậm trong khi dịch được kiểm soát. Nhiều ý kiến cho rằng doanh số chậm trong tháng 6 chịu tác động từ việc kiểm soát những ổ dịch bùng phát nhỏ lẻ tại quốc gia này.