Hôm qua (4/1), chứng khoán toàn cầu đã có phiên giao dịch đầu tiên của năm mới không thể tệ hơn trong nhiều năm trở lại đây, khởi đầu từ việc Chỉ số Thượng Hải và Chỉ số Thâm Quyến của thị trường Trung Quốc có mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ năm 1996, kích hoạt hệ thống tự động bảo vệ, buộc thị trường phải đóng cửa sớm.
Hiệu ứng đôminô đã xảy ra khiến Chỉ số Hang Seng mất 2,7%, biến phiên giao dịch ngày 4/1 trở thành phiên giao dịch đầu năm kém nhất của thị trường chứng khoán Hong Kong kể từ năm 1995.
Biểu hiện thị trường Mỹ trong ngày thứ nhất và thứ hai trong 14 năm giảm hơn 1% trong phiên đầu năm. |
Mở cửa chậm hơn, chứng khoán châu Âu đã sụt giảm toàn diện. Sau đó, Chỉ số DAX của Đức đã giảm 4,44%, Chỉ số CAC của Pháp giảm 3,7% và Chỉ số Eurostoxx 50 của châu Âu giảm hơn 4%.
Chứng khoán Mỹ cũng không miễn nhiễm. Chỉ số Dow Jones có phiên mở cửa tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Chỉ số S&P 500 và Chỉ số Nasdaq cũng có phiên mở cửa kém cỏi nhất kể từ năm 2011.
Bầu không khí lo lắng bao phủ toàn cầu. Tuy nhiên, dựa trên thực tế diễn biến của 14 phiên giao dịch đầu tiên trong năm mới giảm hơn 1% của chứng khoán Mỹ và biểu hiện của thị trường ngày hôm sau, nhà phân tích Brent Donnnelly thuộc Ngân hàng Citi Bank cho biết sau ngày sụt giảm đầu tiên, phần lớn ngày hôm sau, sự hồi phục đã xuất hiện.
Bên cạnh đó, nếu xem xét dữ liệu trong thời gian dài, biểu hiện của thị trường chứng khoán trong ngày giao dịch đầu tiên của năm mới dường như không mang tính dự báo.
Ngoài ra, theo nhà đầu tư hàng đầu Bill Schultz thuộc McQueen, Ball & Associates, nếu xem xét từ con số, biểu hiện của thị trường trong ngày giao dịch đầu tiên của năm mới không có bất cứ ý nghĩa gì còn nếu xem xét ở khía cạnh xu thế, sợ hãi chỉ làm tăng biến động của thị trường.
Theo Bill Schultz, những người sợ hãi đầu tiên thông thường là những người sợ nhất. Nhưng điều cần phải cảnh giác hơn là nỗi sợ hãi sẽ lây lan và nếu thị trường đều trong sợ hãi, nỗi sợ hãi càng lớn hơn.