Theo đó, Long An đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của địa phương thực hiện nhiều nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Cụ thể, phải ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin về nơi xuất phát của lô hàng khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn sống về Long An.
Trường hợp nếu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn từ vùng có dịch bệnh phải tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi; kết quả xét nghiệm phải được ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin. Tỉnh Long An sẽ từ chối tiếp nhận lợn xuất phát từ vùng có dịch tả lợn châu Phi nhưng không có kết quả xét nghiệm đáp ứng các yêu cầu theo quy định.Long An cũng đề nghị các tỉnh, thành phố không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn cho phương tiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú ý theo quy định.
Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, Long An là một trong những địa phương tiếp nhận số lượng lớn nguồn lợn từ các tỉnh, thành phố vận chuyển về để giết mổ. Hiện, trên địa bàn có 42 cơ sở giết mổ với tổng công suất đạt trên 2.500 con/đêm, chủ yếu cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận.