Năm 2019, ngành Đường sắt đầu tư 7.000 tỷ đồng tăng gấp rưỡi năng lực vận tải

Năm 2018, sản lượng hợp nhất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt hơn 8.367 tỷ đồng (tăng 6,7% so với cùng kỳ), doanh thu đạt hơn 8.260 tỷ đồng (tăng 1,9%).

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngày 12/1 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - Bộ GTVT) tại Hà Nội, Tổng giám đốc VNR Vũ Anh Minh cho biết, năm 2018, ngành Đường sắt đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng không giá rẻ, đường cao tốc, vận tải biển về vận tải hành khách và hàng hàng hóa.

Tuy nhiên, nhờ “lột xác” về tư duy đổi mới chất lượng dịch vụ, lấy hành khách, vận tải làm trung tâm phục vụ và phát triển chặng vận tải ngắn, VNR đã hoàn thành tăng mục tiêu doanh thu năm 2018. Bên cạnh đó, nhờ Luật đường sắt năm 2017, các văn bản dưới Luật được ban hành, VNR đã có nền tảng pháp lý để tháo gỡ nhiều rào cản, đảm bảo phát triển bền vững.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo tại hội nghị.

"Năm 2019, VNR vẫn đặt mục tiêu đạt sản lượng tăng 8% so với năm 2018, doanh thu tăng từ 7% trở lên. Măc dù sản xuất kinh doanh ngành Đường sắt có thời gian trầm từ năm 2015 - 2017, năm 2018 sụt giảm chạm đáy, nhưng đã bắt đầu phục hồi, tăng trưởng, để tiếp đà cho năm 2019,” ông Vũ Anh Minh chia sẻ. 

Đặc biệt, theo ông Vũ Anh Minh, với số vốn đầu tư nâng cấp đường sắt 7.000 tỷ đồng được Quốc hội phê chuẩn thông qua và thay đổi mô hình hoạt động chuyển VNR từ Bộ GTVT về Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2019, VNR sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, nhằm nâng cấp toàn tuyến cùng một cấp tải trọng 4,2 tấn/m; tăng năng lực thông qua của tuyến từ 18 đôi tàu/ngày đêm lên 23 - 25 đôi tàu/ngày đêm và có thể khai thác với vận tốc bình quân tàu khách 80 - 90 km/giờ, tàu hàng 50 - 60 km/giờ. Từ đó, có thể khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến tăng 1,3 - 1,5 lần và khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,5-  1,6 lần so với hiện nay.

Trong đó, VNR tập trung vào các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, bao gồm các công trình nâng cấp cải tạo tuyến khoảng 1,69 km; cải tạo cục bộ bình diện có bán kính đường cong nhỏ ảnh hưởng đến dải tốc độ trên các khu gian có điều kiện nâng cao vận tốc với khoảng 10 điểm; mở thêm đường số 3 đối với 3 ga đường sắt hiện tại chỉ có 2 đường; kéo dài đường ga đối với 7 ga; mở mới 1 ga trên các khu gian hạn chế năng lực; xây hàng rào, đường gom...

Còn theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, ngoài những nhiệm vụ VNR đặt mục tiêu hoàn thành, năm 2019, VNR phải coi “An toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, duy trì các giải pháp xử lý những điểm xung yếu đường ngang lối đi, thu hẹp lối đi tự mở, tiến tới xóa đường gom, làm các đường ngang có cảnh báo… để hạn chế tối đa tai nạn giao thông, cũng như thiết lập hệ thống nội bộ quản lý an toàn giao thông liên quan đến điều độ, vận hành. 

Tiến Hiếu/Báo Tin tức
Tổng công ty đường sắt Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Điện Quang
Tổng công ty đường sắt Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Điện Quang

Với mục tiêu tăng cường kết nối trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và tích cực thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm khai thác tối đa thế mạnh của hai bên, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vị thế và sức cạnh tranh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN