Năm nay Việt Nam sẽ vay và trả nợ bao nhiêu?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ trong năm 2014.

Theo đó, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2014 bao gồm: kế hoạch vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trong đó, vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là 197.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng và đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng.

Ngày 27/3 vừa qua, đồng hồ nợ công thế giới của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP.


Kế hoạch rút vốn vay nước ngoài là 4.520 triệu USD, tương đương 95.800 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ.

Cùng với kế hoạch vay, Thủ tướng cũng quyết định kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2014 là 208.883 tỷ đồng, bao gồm trả nợ trong nước là 159.3 tỷ đồng, trong đó, phần chi trả nợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước là 92.323 tỷ đồng và thực hiện vay mới để đảo một phần nghĩa vụ nợ đến hạn.

Trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng, trong đó, nghĩa vụ trả nợ của các chương trình, dự án được cấp phát từ ngân sách nhà nước là 26.427 tỷ đồng và chi trả nợ của các khoản vay về cho vay lại là 22.773 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng phê duyệt hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2014, bao gồm:

- Hạn mức vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 70.492 tỷ đồng, trong đó bảo lãnh Chính phủ đối với phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là 15.492 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh Chính phủ cho các dự án trọng điểm quốc gia là 15.000 tỷ đồng.

- Hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh là 2.800 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả là 3.800 triệu USD.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ, hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2014; nghiên cứu, trình Thủ tướng cơ chế mở rộng diện cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ cho chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời bảo đảm công bằng giữa các địa phương.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng đề án tăng cường công tác quản lý và xử lý rủi ro về nợ công của Việt Nam; đề án rà soát, đánh giá và tổng kết 5 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan liên quan rà soát các dự án BOT đang đàm phán, các dự án đầu tư trọng điểm, các dự án FDI lớn và các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng được Chính phủ cam kết đảm bảo cho các nhà đầu tư để giám sát mức vay nước ngoài và nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, đảm bảo nợ nước ngoài của quốc gia đến năm 2020 không vượt quá 50% GDP như chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt.

Trường hợp nhu cầu của nền kinh tế cần tăng khối lượng huy động vốn vay nước ngoài làm vượt hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các cơ quan có liên quan tính toán, đảm bảo chỉ tiêu giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2014.

Ngày 27/3 vừa qua, đồng hồ nợ công thế giới của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP. Tính trên dân số 90,535 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 887,51 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người.

Đáng chú ý, chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê từ GDC cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.


Theo VnEconomy
NHNN phản hồi về tỷ lệ nợ xấu cao theo đánh giá của Moody's
NHNN phản hồi về tỷ lệ nợ xấu cao theo đánh giá của Moody's

Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi Moody's công bố báo cáo đánh giá tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN