Tại hội thảo, nhiều địa phương cho hay, vẫn còn gặp khó khăn trong việc triển khai thành lập và mở rộng cụm công nghiệp.
Theo báo cáo từ Cục Công Thương địa phương, đến nay, cả nước đã thành lập 807 cụm công nghiệp với tổng diện tích 26.565 ha; Số cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư có 0 cụm. Tuy nhiên, mới chỉ có 117 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chung đi vào hoạt động, chiếm 17% so với các cụm công nghiệp đã hoạt động.
Theo ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, Nghị định đã tạo hành lang pháp lý thống nhất, rõ ràng hơn, góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương.
Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận, việc chấp hành một số nội dung, quy định của Nghị định tại một số địa phương còn chưa nghiêm túc, đầy đủ. Có thể kể đến như việc phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp không đúng thủ tục tại Thanh Hóa, Thái Bình…. Các cụm công nghiệp thành lập, mở rộng theo Nghị định vẫn còn thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng tại Đồng Nai, Long An, Gia Lai, Hải Dương, Ninh Bình…. Việc phối hợp giữa các Sở ngành trong việc xây dựng và thực hiện quy định giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp theo hướng một cửa, liên thông còn hạn chế…
Ngoài ra, ông Trung cũng cho rằng, nhiều địa phương vẫn còn gặp khó trong việc triển khai Nghị định như Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nay không còn phù hợp với Luật Quy hoạch; việc lựa chọn chu đầu tư cần được hướng dẫn cụ thể hơn.
Đặc biệt, việc thu hút đầu tư của các cụm công nghiệp vẫn chưa đạt như kế hoạch, như: hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, việc lựa chọn bố trí dự án đầu tư vào cụm công nghiệp nhiều địa phương vẫn chưa chú ý đúng mức yếu tố hiệu quả kinh tế - xã hội...
Chia sẻ về những khó khăn của địa phương, theo ông Đàm Tiến Thắng, Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội, do phê duyệt tại các thời điểm khác nhau nên có nhiều cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp. Khi có đơn vị đăng ký làm chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu và triển khai thành lập cụm theo Nghị định thì quy hoạch xây dựng diện tích đất làm cụm công nghiệp chưa phải là đất làm cụm công nghiệp, hoặc chưa được cập nhất…
“Vấn đề đặt ra là: thực hiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trước và sau đó sẽ điều chỉnh các quy hoạch khác liên quan hay ngược lại. Phải đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan trước làm cơ sở để quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp”, ông Thắng cho hay.
Cùng quan điểm này, ông Phan Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho hay, đến nay tỉnh đã có 18/ cụm công nghiệp có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật.
Để mở rộng cụm công nghiệp và tiếp nhận các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp, theo Nghị định , các tổ chức cá nhân chỉ cần thỏa thuận với chủ đầu tư về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp, ngành nghề, quy hoạch, giá thuê đất, nhà xưởng.
Tuy nhiên tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT năm 2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định: không được mở rộng cụm công nghiệp, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trong trường hợp cụm chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
“Như vậy, các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nào đã có hạ tầng kỹ thuật là đường, điện và hệ thống xử lý nước thải… Điều này là hạn chế huy động vốn của chủ đầu tư và lợi thế về thời gian của doanh nghiệp tham gia xây dựng và kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp, đồng thời giảm chỉ số cạnh tranh của tỉnh”, ông Hùng nói.
Ông Hùng kiến nghị, Chính phủ điều chỉnh thời gian, trình tự thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phù hợp với quy chế hoạt động của tỉnh; đồng thời giao cho Sở Công Thương chủ trì tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp… để tạo thuận lợi cho quản lý cụm công nghiệp ngay từ khâu quy hoạch, thành lập, hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp và giảm các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư hạ tầng, sản xuất kinh doanh…
Còn theo ông Đàm Tiến Thắng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định khá rộng, có liên quan đến nhiều luật, như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nên cần có các hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan để việc triển khai được thông suốt, tránh khó khăn vướng mắc do chưa có sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật.
Ghi nhận những khó khăn của các Sở Công Thương địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho hay, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, trình Chính phủ trong Quý IV/2019; Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp giai đoạn 2020-2025 từ ngân sách trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV/2019.
Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ ngành để xây dựng, hoàn thiện thể chế, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động liên quan đến cụm công nghiệp; thường xuyên cung cấp thông tin, trao đổi và phối hợp trong việc quản lý nhà nước về cụm công nghiệp.
Về trách nhiệm của mình, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ, đúng quy định đối với phát triển cụm công nghiệp tại các địa phương từ khâu quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng đến hoạt động của các cụm công nghiệp.