Siết tín dụng đối với dự án hạ tầng giao thông

Việc cấp tín dụng ngân hàng đối với nhiều dự án giao thông tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là với các dự án có thời gian hoàn vốn dài, bị đội vốn đầu tư. Giải quyết bài toán này, ngành giao thông đã yêu cầu các dự án hạ tầng đều phải có giải pháp đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư.

Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở nước ta rất lớn. Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho hạ tầng giao thông chủ yếu được triển khai theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao)...

Ngành dệt may sẽ phát triển bền vững hơn nếu chủ động được nguồn nguyên liệu.


Vụ trưởng, Trưởng ban Quản lý các dự án đối tác công - tư (Ban PPP - Bộ GTVT) Nguyễn Danh Huy cho biết: Đến nay, ngành GTVT đã huy động được nguồn vốn lớn ngoài ngân sách khoảng 160.000 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng 65 dự án hạ tầng giao thông. Dự kiến, năm 2015 sẽ thu hút khoảng 45.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016- 2020 cần tới 235.000 tỷ đồng. Vốn xã hội hóa tham gia đầu tư chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đường bộ.

Tuy nhiên, việc huy động vốn ngoài ngân sách cho phát triển hạ tầng giao thông đã phát sinh nhiều bất cập. Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) Lê Tuấn Anh cho rằng: Hiện chưa có báo cáo đánh giá đầy đủ về hiệu quả các dự án xã hội hóa đầu tư giao thông. Tuy nhiên, 5 năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu sự "bùng nổ" đầu tư các dự án giao thông theo hình thức BOT, BT, PPP như: Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, cao tốc Nội Bài - Lào Cai… Các dự án này đều phải "ngóng" tới 85% tổng vốn từ nguồn vay tín dụng và có thời gian thu hồi vốn từ 20 - 25 năm, nên không thể lường hết các rủi ro có thể phát sinh về an toàn nguồn vốn.

Còn theo Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Nguyễn Thị Thúy Hạnh: Chỉ tính riêng 63 dự án BOT, BT, PPP do Bộ GTVT quản lý hiện nay, các ngân hàng thương mại đã tham gia tài trợ 135.000 tỷ đồng (chiếm hơn 89% tổng mức đầu tư). Trong năm 2015, ngành giao thông dự kiến tiếp tục huy động từ các ngân hàng khoảng 63.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án giao thông đang vấp phải một số khó khăn như: Vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, trong khi nhu cầu vay thực hiện các dự án thường rất dài (20 - 25 năm). Do năng lực tài chính của nhiều nhà đầu tư yếu, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo đúng cam kết nên một số dự án đã phải dừng thực hiện vì không có đủ vốn.

Trước thực tế này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT… Theo Chỉ thị này, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ tình hình tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, cảnh báo rủi ro phát sinh của các dự án BOT, BT giao thông; tăng cường quản lý, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn vốn; siết chặt các đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của ngân hàng…

Sàng lọc các dự án khả thi

Từ năm 2012 - 2015, nhiều dự án BOT, BT hoàn thành, đưa vào khai thác như: các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên... đã thật sự phát huy hiệu quả vận tải hàng hóa và hành khách cho các địa phương. Bộ GTVT cũng đang chuẩn bị đầu tư 50 dự án giao thông, với tổng mức đầu tư khoảng 160.000 tỷ đồng, phần lớn trong số này được đầu tư theo hình thức BOT.

Theo các chuyên gia giao thông, các dự án BOT giao thông nở rộ là vì khi đầu tư các dự án này, phần lớn nhà đầu tư đi vay vốn ngân hàng, phần lãi cũng được tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Cách làm này khiến tổng mức đầu tư các dự án BOT tăng cao, dẫn đến thời gian hoàn vốn kéo dài, thường là vài chục năm.

Giải quyết bài toán này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định: Bộ GTVT sẽ sàng lọc để tập trung lựa chọn các dự án khả thi. Tất cả các dự án vốn xã hội hóa đều phải rà soát lại, nếu chưa phù hợp thì phải điều chỉnh hợp đồng và Bộ GTVT chỉ ủng hộ các nhà đầu tư làm các dự án BOT khả thi về tài chính, có khả năng trả được nợ. Ngoài ra, Bộ sẽ ban hành các văn bản pháp quy định pháp luật liên quan đến chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tư BOT, BT, PPP… bám sát Nghị định 15/2015/NÐ-CP của Chính phủ về đối tác công tư, nhằm tạo hành lang pháp lý đảm bảo an toàn vốn và chất lượng dự án.

“Việc thu hút vốn đầu tư cần phải bảo đảm sử dụng nguồn vốn hiệu quả, công khai, minh bạch. Do đó, Bộ GTVT sẽ phải siết chặt quản lý về tiến độ, chất lượng công trình các dự án hạ tầng đã, đang và sắp triển khai; đồng thời có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư về các rủi ro phát sinh; công khai các thông tin dự án cần kêu gọi vốn đầu tư; thẩm định, lựa chọn kỹ chủ đầu tư; nghiên cứu, ứng dụng kinh nghiệm của các nước...”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết thêm.

Tiến Hiếu
Huy động vốn ngoài ngân sách cho giao thông
Huy động vốn ngoài ngân sách cho giao thông

Từ nay đến năm 2020, nhu cầu nguồn vốn xây dựng hạ tầng giao thông cần khoảng 1 triệu tỷ đồng, trong đó, dự kiến huy động từ nguồn vốn ngoài ngân sách 347.800 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN