Sau thương vụ này, các cổ đông của Bristol-Myers sẽ sở hữu khoảng 69% công ty sáp nhập trong khi 31% còn lại nằm trong tay các cổ đông của Celgene. Hai công ty cho biết tập đoàn mới sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chuyên trị các bệnh hiểm nghèo trong đó có ung thư. Ban đầu, công ty sẽ giới thiệu 9 loại sản phẩm với doanh thu năm dự tính vượt hơn 1 tỷ USD.
Theo thỏa thuận mua bán, các cổ đông của Celgene sẽ nhận được một cổ phiếu Bristol-Myers Squibb cùng với 50 USD tiền mặt cho mỗi cổ phiếu Celgene.
Ngay sau thông tin sáp nhập được công bố, giá cổ phiếu của Bristol-Myers Squibb đã giảm gần 15% xuống còn 44,75 USD/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu của Celgene bất ngờ tăng tới 32%, lên mức 87,40 USD.
Bristol-Myers Squibb tuyên bố họ mong muốn tạo ra một tên tuổi đi đầu về sáng tạo trong ngành dược sinh học, giúp thúc đẩy tăng trưởng bền vững và mang đến nhiều giải pháp mới cho các bệnh nhân trong điều trị các chứng bệnh nan y. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ đẩy mạnh nghiên cứu trong các mảng ung thư học, miễn dịch học cũng như các bệnh tim mạch và viêm nhiễm.
Chủ tịch và Giám đốc điều hành Bristol-Myers Squibb, ông Giovanni Caforio, sẽ tiếp tục đảm nhiệm hai cương vị này tại tập đoàn mới, trong khi 2 thành viên của ban giám đốc Celgene sẽ tham gia vào ban giám đốc của công ty sáp nhập.