Trong đó, có 4 ban quản lý dự án đăng ký kế hoạch giải ngân lớn, gồm: Ban Quản lý dự án 85 đăng ký hơn 1.400 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đăng ký xấp xỉ 1.400 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án 7 đăng ký hơn 1.370 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đăng ký 887 tỷ đồng.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải cho hay, tính đến hết tháng 8/2023, các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải giải ngân khoảng hơn 49.700 tỷ đồng, đạt khoảng 52% kế hoạch năm. Tiến độ giải ngân tính đến hết tháng 8 đạt 95% so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký. So với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân cao gấp hơn 2 lần về giá trị.
Về các dự án trọng điểm có tính quyết định đến kết quả giải ngân, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đã giải ngân được gần 26.800 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch vốn được giao.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết một số dự án có kết quả giải ngân chưa đạt kế hoạch đăng ký như: dự án đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 84%; đoạn Chí Thạnh - Vân Phong của Ban Quản lý dự án 7 đạt 83%; đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn của Ban Quản lý dự án 2 đạt 84%, đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh của Ban Quản lý dự án 85 đạt 85%. Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của các dự án được nhận định là do giải phóng mặt bằng chưa được như kỳ vọng.
Theo báo cáo đến nay, các địa phương đã bàn giao được hơn 90% mặt bằng cho dự án. Song, năm 2023 mới giải ngân hơn 7.000 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch. Bên cạnh đó, các yếu tố: thời tiết không thuận lợi, tiến độ bàn giao mỏ vật liệu cho nhà thầu thi công của các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu cũng là lý do ảnh hưởng đến kết quả giải ngân chung của dự án…