Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, việc sớm hoàn thành tuyến vận tải đường thủy này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vận tải đường thủy trong khu vực:
Hiện nay, tàu thuyền trên 300 tấn phải neo đậu trước cầu Bình Lợi khoảng 1 km để đợi nước thủy triều xuống mới qua được, do khoang tĩnh không của cầu hiện thấp. |
Thi công mới cầu sắt Bình Lợi để nâng khoang tĩnh không thông thuyền của cầu từ 1,5 m lên 7 m. Cầu Bình Lợi mới dài hơn 1,3 km, nằm cách cầu cũ hơn 100 năm tuổi 12 m về phía hạ lưu. |
Khoang tĩnh không thông thuyền của cầu Bình Lợi cũ thấp chỉ đảm bảo cho tàu trọng tải nhỏ, tàu du lịch qua lại. |
Do khoang tĩnh không thấp, khi thủy triều lên các tàu thuyền dễ bị mắc kẹt tại cầu đường sắt Bình Lợi cũ. |
Hiện nay, chỉ có tàu thuyền dưới 300 tấn có thể lưu thông trên sông Sài Gòn đoạn qua cầu Bình Lợi. |
Cải tạo luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi (TP Hồ Chí Minh) tới cảng Bến Súc (tỉnh Bình Dương) là dự án đường thủy nội địa BOT đầu tiên của Việt Nam. |
Dự án cải tạo luồng sông Sài Gòn. |
Toàn cảnh Cầu Bình Lợi qua sông Sài Gòn. |
Đây là dự án BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao)
đường thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam, có tổng mức đầu tư 1.300 tỉ đồng. Trong đó, phần quan trọng nhất là thi công mới cầu sắt Bình Lợi để nâng khoang tĩnh không thông thuyền của cầu hiện nay từ 1,5 m lên 7 m.
Cầu đường sắt Bình Lợi mới có đường dẫn và phần cầu chính dài hơn 1,3 km, nằm cách cầu cũ hơn 100 năm tuổi 12 m về phía hạ lưu. Dự án này khi đưa vào sử dụng, Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi (chủ đầu tư dự án) sẽ thu phí để hoàn đối vốn.
Dự kiến, những phương tiện có tải trọng 300 tấn trở lên có giá thu khoảng 70 đồng/tấn/km; thời gian thu kéo dài 20 năm 9 tháng với hơn 1.100 tỉ đồng.
Dự án khi hoàn thành, đi vào khai thác tạo điều kiện cho tàu thuyền, sà lan trọng tải trên 300 tấn lưu thông từ Bình Dương về các cảng ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tàu chở container, giảm áp lực cho giao thông đường bộ trong khu vực.