Đồng USD mạnh lên tạo áp lực giảm lên mặt hàng kim loại quý này, bất chấp nhu cầu mua vào các tài sản an toàn gia tăng giữa lúc tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn đang “nóng”.
Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay giảm 0,2%, xuống 1.239,63 USD/ounce, sua khi có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 12/12/2017 vào đầu phiên là 1.237,36 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn cũng hạ 0,1%, xuống 1.240,60 USD/ounce.
Đồng USD giảm giá trong phiên này song vẫn được hỗ trợ bởi các số liệu kinh tế tích cực của Mỹ. Đồng bạc xanh mạnh hơn khiến giá của các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ các đồng tiền khác.
Tuy nhiên, tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu, đặc biệt là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn khiến thị trường chứng khoán châu Á đỏ sàn và giúp vàng thoát khỏi đà giảm sâu. Mới đây nhất, Chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch áp thuế trị giá 34 tỷ USD vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngày 6/7 tới.
Động thái trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Liên minh châu Âu (EU) cho biết, việc thuế đánh thuế nhập khẩu đối với ô tô châu Âu có thể gây tổn thương cho ngành công nghiệp ô tô của khu vực này, đồng thời khẳng định EU sẽ có các đòn đáp trả.
Lượng vàng do SPDR- quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới- nắm giữ đã giảm 1,19% trong ngày 2/7, xuống 809,31 tấn.
Cũng trong phiên này, giá bạc giảm 0,1%, xuống 15,82 USD/ounce. Giá palladium mất 0,4%, xuống 0,4%, còn giá bạch kim giảm 0,3%, xuống 813,30 USD/ounce.