Theo giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại
Việt Nam – bà Victorya Kwakwa, Việt Nam đã tận dụng tốt nguồn vốn viện trợ. Tuy
nhiên, với việc trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn ưu đãi
này sẽ được chuyển dần sang các nguồn vốn kém ưu đãi hơn.
Nhiều công trình giao thông ở Việt Nam được xây dựng bằng vốn vay ưu đãi quốc tế. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN |
Bản thân nguồn vốn
của IDA cũng phải chấm dứt việc cho vay ở các quốc gia như Việt Nam để dành nguồn
vốn này cho các quốc gia nghèo hơn. Việt Nam có thể được hưởng cả 2 nguồn vốn
là IDA với lãi suất 0% và IBRD (1,2%). Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ được tiếp
cận nguồn vốn IDA đến khi nào?
Trả lời câu hỏi
này, bà Kwakwa cho biết: Nguồn vốn này cho Việt Nam sẽ bị dừng vào năm
2017-2018. Chỉ còn vài năm để Việt Nam có thể hoàn thành giai đoạn chuẩn bị của
mình. Hy vọng rằng nguồn vốn IDA đó sẽ tiếp tục được duy trì trong 5 năm chiến
lược tới để tránh việc dừng lại đột ngột.
Tuy vậy, các nhà
tài trợ khác cũng có thể đem lại các khoản viện trợ phát triển, kết hợp nguồn vốn
IBRD để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015.
Tăng cường năng lực
cạnh tranh, tính bền vững và khả năng tiếp cận với cơ hội là những trụ cột của
chiến lược đối tác quốc gia (CPS) của WB với Việt Nam giai
đoạn 2012-2016. Đây là nội dung được đưa ra tại buổi Công bố Chiến lược Đối tác
quốc gia của WB vừa diễn ra chiều ngày 31/5, tại Hà Nội.
Trong giai đoạn mới,
phân bổ dự kiến từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội phát triển
quốc tế (IDA), để hỗ trợ Việt Nam là khoảng 2,8 tỷ SDR - tương đương 4,2 tỷ USD
(SDR là đơn vị tiền tệ chính thức của một số tổ chức quốc tế và có thể được quy
đổi ra các loại tiền tệ khác).
Đây sẽ là lượng vốn IDA được phân bổ lớn nhất cho
Việt Nam từ trước đến nay, phản ánh hiệu quả hoạt động của Việt Nam cũng như việc
tăng tổng thể nguồn IDA. Việt Nam cũng sẽ có thể tiếp cận nguồn IBRD (Ngân hàng
Quốc tế về Tái thiết và Phát triển), dự kiến vào khoảng 770 triệu USD đến giữa
năm 2014.
Việt Nam có thể kết
hợp nguồn vốn “ cứng ” hơn IDA nhưng “ mềm ” hơn IBRD, đặc biệt là các dự án giảm
nghèo miền núi...vẫn còn các nhà tài trợ song phương để cung cấp nguồn vốn viện
trợ không hoàn lại.
“Việc cắt giảm nguồn
vốn ưu đãi trong thời gian tới không chỉ là thách thức mà còn bao gồm cả cơ hội
vì hơn ai hết, Việt Nam là 1 quốc gia đầy hứa hẹn ” . - Giám đốc WB tại Việt
Nam nhấn mạnh.
Quang Toàn