Báo Séc ca ngợi chính sách tôn giáo của Việt Nam

Báo điện tử "Parlamentnilisty.cz" của CH Séc ca ngợi Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc.

Bài viết đăng trên báo điện tử "Parlamentnilisty.cz". Ảnh: Trần Quang Vinh

Trong bài viết gần đây đăng trên báo điện tử "Parlamentnilisty.cz" của CH Séc, nhà báo Pavel Herman đánh giá rằng Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc.

Trong bài báo, tác giả Herman cho rằng sự phát triển của văn hóa Việt Nam có đóng góp của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo… Sau này, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào Việt Nam trong những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước trở thành động lực thúc đẩy sự chuyển đổi của lịch sử và đưa Việt Nam vào con đường độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Một đại diện tiêu biểu của lịch sử hiện đại là anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng và Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.

Theo tác giả Herman, Việt Nam là quốc gia đa dạng về tôn giáo với khoảng 24 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số. Ước tính, hiện nay, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng 8.000 lễ hội. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, Việt Nam được ví như "bảo tàng tôn giáo" của thế giới. Sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam dù khác nhau về nguồn gốc, phương châm hành đạo nhưng không xung đột mà lại có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng với nhau, phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo.


Cũng theo tác giả Herman, mặc dù đức tin, giáo lý của người dân Việt Nam theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc.

Nguyễn Hồng Tâm (P/v TTXVN tại Praha)
Chính phủ thống nhất quản lý  nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo là những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tập trung thảo luận trong Phiên họp thứ 3.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN