Lễ chùa đầu năm, nét đẹp tâm linh của người Việt tại Paris

Đối với nhiều người dân Việt Nam, dịp năm mới, một trong những phần việc quan trọng phải làm là đi lễ chùa cầu may. Không chỉ cầu nguyện cho bản thân, người đi dâng hương còn thành tâm khẩn cầu cho cả gia đình, cầu mong một năm bình an, may mắn.

Dù sinh sống, học tập và làm việc xa Tổ quốc, nhiều người Việt Nam tại Paris (Pháp) vẫn giữ truyền thống đi lễ chùa đầu năm.

Hòa thương Thích Tịnh Quang trụ trì chùa Khuông Việt làm lễ cầu an.

Chùa Khuông Việt ở Orsay (ngoại ô Paris) là một địa điểm
để mọi người đắm mình không khí xuân, bên cạnh những chậu cây đào, cây mai nở hoa rực rỡ như ở quê nhà.

Hòa thương trụ trì Thích Tịnh Quang cho biết: Trong năm qua, nhà chùa đã quyên góp và làm từ thiện trong nước với số tiền 2,2 tỷ đồng, mua 400 chiếc xe đạp để tiếp sức cho trẻ em các gia đình nghèo tiếp tục đến trường, xây dựng nhiều căn nhà tình nghĩa.

Nhân dịp năm mới, hòa thượng làm lễ cầu an, chúc đất nước ngày càng phát triển, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Hòa thương Thích Tịnh Quang cho biết trong năm qua chùa Khuông Việt đã quyên góp và làm từ thiện trong nước với số tiền 2,2 tỷ đồng.

Trúc Lâm Thiền viện tọa lạc trên lưng chừng đồi ở Villebon-Sur-Yvette (ngoại ô Paris). Những rặng trúc xanh rì, xào xạc lá trong cái lạnh dịu ngọt của ngày đầu năm mới Mậu Tuất, đón tiếp hàng trăm người con đất Việt đến lễ chùa.

Cùng đi với họ còn có những nàng dâu, chàng rể hoặc bạn bè người Pháp, những người yêu thích văn hóa cổ truyền Việt Nam.

Lễ cầu an tại Trúc Lâm Thiền viện, một trung tâm Phật giáo quan trọng của người Việt ở Paris.

Không khí linh thiêng, thành kính tràn ngập chánh điện trung tâm. Cùng với thượng tọa Thích Tâm Huy, tất cả cùng tụng kinh cầu an, mong một năm may mắn và hạnh phúc đến với mọi nhà.


Sau lễ cầu an, mọi người đi vãn cảnh chùa. Trúc Lâm Thiền viện được xây dựng từ năm 1976 và hoàn thành vào năm 1990.

Tuy khu đất của chùa chỉ khoảng 600 m2, chùa
vẫn có đủ chánh điện trung tâm, giảng đường, thư viện, thiền đường, các thiền thất và nhà thập phương. Đây là một trung tâm Phật giáo quan trọng của người Việt ở Paris.

Người đi dâng hương cầu mong một năm bình an, may mắn.

Chị Hà, theo chồng sang công tác tại Pháp từ nhiều năm nay, tâm sự: "Mùng 1 năm nào tôi cũng đi lễ chùa cùng gia đình và bạn bè. Chỉ khi đến đây tôi mới cảm thấy như mình vẫn đang ăn Tết ở Việt Nam vậy".

Anh Jean-Michel, chàng rể Pháp của đất Việt, rất thích đưa vợ đi lễ chùa mỗi dịp đầu năm mới. Dù bận đến mấy, anh Jean-Michel cũng sắp xếp thời gian đi cùng vợ vì anh yêu nét đẹp tâm linh của văn hóa phương Đông này.

Anh Jean-Michelcho biết, nếu Tết Việt Nam trùng vào ngày nghỉ cuối tuần, các con anh cũng sẽ tham dự cùng vì vợ chồng anh luôn mong muốn các con hiểu biết về cả hai nền văn hóa.

Phát lộc cho các phật tử sau lễ cầu an tại Trúc Lâm Thiền viện.

Bữa cơm chay đầu năm mời các phật tử cũng là một nét đặc trưng của chùa Trúc Lâm. Ngoài bánh tét, món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết, mọi người cùng nhau thưởng thức cơm cùng rau xào, củ cải kho, đậu chiên và tráng miệng bằng chè đỗ xanh thơm ngon.

Được gặp gỡ người quen và cùng nhau trò chuyện, những người con đất Việt tại Paris tạm gác sang bên những vất vả ngày thường, để đắm mình trong không khí đầm ấm như ở quê nhà.

Một mùa xuân mới đã về, mang đến niềm vui và hy vọng mới.

TTXVN/Báo Tin tức
Lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa người Thủ đô
Lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa người Thủ đô

Khi kim đồng hồ nhích dần về phía 12 giờ đêm Giao thừa, ngôi chùa Dâu nằm trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội càng đông người đến chiêm bái, lễ Phật, không gian chùa càng trở nên ấm cúng, linh thiêng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN