Với
tiêu đề “Các cách tiếp cận sáng tạo
trong Giảm nghèo, tăng kết nối xã hội và Tiến bộ”, Diễn đàn toàn cầu về sự phát
triển 2013 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), kết thúc ngày 5/4
tại thủ đô Pari (Pháp), đã thu hút rất đông các đại biểu, là các nhà lãnh đạo,
đại diện các nước thành viên và nước không thành viên của tổ chức này đến từ
Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á –Thái Bình Dương. Tất cả đều vì một mục tiêu
chung là xây dựng một “Thế giới mạnh hơn, trong sạch hơn và công bằng hơn”.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng
thư ký OECD Angel Gurria nhắc đến Việt Nam như một điển hình của những đóng góp
cho sự phát triển bền vững, thực hiện các mục Tiêu thiên kỷ và là
một ví dụ đầu tiên
về triển khai cách tiếp cận mới về “kết nối xã hội” trong xóa đói giảm nghèo
tại một quốc gia đang phát triển.
Trao
đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp về những đóng góp của Việt Nam trong việc
thực hiện các chính sách cho sự phát triển, ông Trịnh Công Khanh - Vụ trưởng Vụ
chính sách dân tộc thuộc Ủy ban dân tộc của Chính phủ - khẳng định Việt Nam là
một trong những nước trong thời gia qua thực hiệc được rất nhiều mục tiêu Thiên
niên kỷ, trong đói xóa đói giảm nghèo và gắn kết xã hội được nhiều tổ chức quốc
tế, như OECD đánh giá cao. Cũng chính vì thế mà Việt Nam được mời tham dự Diễn
đàn phát triển toàn cầu lần này.
Theo
ông Trịnh Công Khanh, Chính phủ Việt Nam
đã triển khai và đề ra rất nhiều chính sách, chương trình dự án nhằm
phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng, Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, nên có nhiều
chính sách đưa ra còn chồng chéo, do nguồn lực chưa đủ nên một số dự án chưa
đảm bảo hiệu quả. Vì vậy, ông nhấn mạnh Ủy ban dân tộc tham dự Diễn đàn toàn
cầu lần này, trước hết là chia sẻ kinh nghiệm đã đạt được trong chính sách dân
tộc, nhưng cơ bản là để học tập kinh
nghiệm của OECD cũng như các nước, các tổ chức khác trong việc nghiên cứu chính
sách, chương trình phù hợp cho các đối tượng dễ tổn thương trong xã hội đặc
biệt là các dân tộc thiểu số, để làm sao với nguồn lực nhỏ mà chúng ta đạt được
hiệu quả lớn hơn.
Ông Khanh cho rằng,
“gắn kết xã hội” là một khái niệm rất mới đối với Việt Nam, nhưng với những
thành công bước đầu đã đạt được trong việc thực các mục tiêu thiên niên kỷ, nhất
là trong “cuộc chiến’’ xóa đói giảm nghèo, nên Tổ chức OECD đã lựa chọn Việt Nam
là một trong những quốc gia đầu tiên để hợp tác triển khai các dự án và chương
trình xóa đói giảm nghèo có tính đến vấn đề gắn kết xã hội.