25 năm Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và bài học cho Mỹ

Ngày 15/2, Nga kỷ niệm 25 năm ngày Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan. Những sự kiện này có thể rút ra bài học gì cho phương Tây vốn đang chuẩn bị rời quốc gia Trung Á này? Dưới đây là bài viết trên trang Vesti.ru của Nga.

Quân đội Mỹ, chuẩn bị rời Afghanistan, đã đặt cược vào việc hình thành quân đội Afghanistan. Vài năm trước, quyết định đã được đưa ra về việc tuyển mộ và huấn luyện 30.000 binh sĩ địa phương, các huấn luyện viên thuộc nhiều nước khác như Mông Cổ và Romania. Tiến trình này dự kiến vấn tiếp tục để chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo với Taliban.

Binh sĩ Liên Xô rút khỏi Afghanistan năm 1986. Ảnh: Rianovosti


Lực lượng gồm 100.000 binh sĩ liên quân hiện diện ở Afghanistan đã gần 12 năm. Tuy nhiên họ vẫn chưa hoàn tất các nhiệm vụ chính. Ông Zamir Kabulov, Vụ trưởng Vụ 2 chuyên trách châu Á Bộ Ngoại giao Nga, Đặc phái viên của Tổng thống Nga và là Đại sứ Nga tại Afghanistan giai đoạn 2004-2009, đặt câu hỏi: “Họ ở tiếp tục đó làm gì nếu họ cũng thực thi những nhiệm vụ tương tự với lực lượng ít hơn và chỉ đồn trú ở các căn cứ? Và họ đã làm gì 12 năm trước đó?”.

Theo ông Kabulov, năm 1989 tại Moskva đã diễn ra cuộc thảo luận nghiêm túc về việc điều một sự đoàn mới tới Afghanistan thay cho lực lượng Xô viết để bảo vệ các con đường tiếp tế từ Liên Xô tới Kabul. “Chúng tôi đã từ chối kế hoạch như vậy. Ngược lại, Washington, đang cố đàm phán điều này với Kabul”.

Thượng tướng Boris Gromov, Tư lệnh Lục quân Các lực lượng vũ trang Liên Xô giai đoạn 1987-89 bình luận: “Họ (Mỹ) không rút hoàn toàn, vẫn để lại 30.000 quân, song lại tuyên bố với thế giới là rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan”.

Ở thời điểm đó, Moskva đã đầu tư nhiều tiền của cho quân đội Afghanistan. Tất cả các doanh trại đều được trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược và trang thiết bị hậu cần. Các tài sản này chỉ trong vài ngày đã bị cướp và đem ra chợ bán.

Ngày nay, người Mỹ cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Mỗi tân binh Afghanistan được trang bị 80 chi tiết quân sự. Tình trạng đào ngũ thường xuyên xảy ra, và tất cả các trang bị được đưa ra chợ ở Kabul bán, dù các cựu chiến binh Nga đã đề cập tới những đặc điểm này trong quá trình rút quân với quân đội Mỹ.

Động lực hợp tác giữa Nga và Mỹ trong những năm khác nhau của cuộc chiến tại Afghanistan cũng khác nhau về cường độ, cũng như mức độ tin cậy.

Ông Kabulov bình luận: “Ngay từ đầu, chúng ta cần một điều từ Mỹ - đó là thủ tiêu lò lửa khủng bố và tội phạm ma túy. Vì điều này, Nga sẽ nói ‘rất cảm ơn’, song điều đó đã không xảy ra”.

Dựa trên kinh nghiệm rút quân của Liên Xô, có thể thấy kế hoạch rút quân của Mỹ hoàn toàn khác. Boris Gromov nhận định: “Chiến lược của họ hoàn toàn không tương đồng. Họ sẽ không rút binh sĩ trên bộ và trên không”. Dù gì thì tại Afghanistan vẫn tồn tại 9 căn cứ lớn của Mỹ. Ông nhấn mạnh, “nếu họ muốn hợp tác trung thực với chúng ta (Nga), họ cần cởi mở”.

Như vậy có thể thấy rằng, trước tiên trong trường hợp cần thiết những căn cứ của Mỹ có thể một lần nữa giúp triển khai một lực lượng lớn, thứ hai các căn cứ này đem đến khả năng kiểm soát khu vực – vốn nằm sát nước Pakistan sở hữu bom hạt nhân, Vịnh Persia có nguồn tài nguyên hydrocarbon phong phú, Iran, Trung Quốc, và Nga.

Bài báo kết luận, trong bối cảnh lợi ích toàn cầu đó, tại Washington người ta cho rằng nguy cơ về tình hình xấu đi tại biên giới phía nam của tổ chức Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) dường như không nghiêm trọng. Mỹ trông đợi Nga sẽ giúp đỡ trong mọi đường hướng chiến lược ở Afghanistan.

Tuy nhiên nếu đường hường chiến lược đó phù hợp với những gì Nga trông đợi ở Mỹ ngay từ đầu, sẽ chẳng có gì để nói, Nga sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng nếu vấn đề là Nga giúp Mỹ trong một thời gian dài về chính trị và quân sự, để Mỹ củng cố chỗ đứng tại Afghanistan và khu vực, câu trả lời có lẽ là không.


Duy Trinh


Afghanistan phát hiện kho vũ khí khổng lồ của Taliban
Afghanistan phát hiện kho vũ khí khổng lồ của Taliban

Tuyên bố của Cơ quan An ninh Quốc gia Afghanistan (Cơ quan Tình báo Quốc gia - NDS) cho biết lực lượng an ninh nước này đã phát hiện kho vũ khí khổng lồ của phiến quân Taliban tại tỉnh Kapisa, phía Đông Afghanistan.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN