Biểu tình Hong Kong: Điều gì có thể xảy ra?

Những cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra khắp Hong Kong từ ngày 28/9 đã đẩy các nhà lãnh đạo chính quyền Trung Quốc và chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong vào thế khó.




Đám đông biểu tình tại gần khu vực các trụ sở chính quyền Hong Kong ngày 30/9. Ảnh: Reuters

Trong khi Trung Quốc giữ vững quan điểm coi phong trào biểu tình này là bất hợp pháp,  Trưởng Đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anhđã nhiều lần nhấn mạnh với người dân rằng ban lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc sẽ không đảo ngược quyết định yêu cầu Bắc Kinh sẽ can thiệp trực tiếp trong việc sàng lọc các ứng cử viên cho cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp và bầu người đứng đầu Đặc khu kể từ năm 2017.


Mục đích của những cuộc biểu tình do đông đảo sinh viên, trí thức dẫn đầu này nhằm thay đổi chính sách về bầu cử tại Hong Kong của chính quyền trung ương Trung Quốc. Tuy vậy các nhà phân tích cho rằng phong trào biểu tình có vẻ sẽ khó đem lại một thỏa hiệp cho phép cả hai bên thoát ra khỏi bế tắc.


Bắc Kinh đã nói những gì?


Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hầu như vẫn giữ im lặng về những gì đang xảy raHong Kong. Chủ tịch nước Tập Cập Bình đến nay vẫn chưa chính thức lên tiếng mà chỉ để những quan chức dưới quyền ông cũng như các phương tiện truyền thông nhà nước thể hiện quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh về vấn đề bầu cử ở Hong Kong.


Hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin rằng chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo Hong Kong đủ khả năng để kiểm soát phong trào biểu tình “Chiếm trung tâm”, vốn được mô tả như một cuộc tụ tập phạm pháp. Hãng tin này nhắc lại rằng chính sách cải cách bầu cử được đưa ra ngày 31/8 chứa đựng những tư cách pháp lý “bền vững”.


Ông Chen Zuo’er, nguyên Vụ Phó Vụ Hong Kong và Ma Cao của Trung Quốc, đưa ra nhận định rằng “phong trào ‘Chiếm Trung tâm’ mang hơi hướng của nền chính trị đường phố và cuộc cách mạng sắc màu giống như ở một số nước khác, rất nguy hiểm". Theo ông Chen, dân chủ và nhà nước pháp quyền là trụ cột của sự thịnh vượng kinh tế và ổn định xã hội Hong Kong và phong trào biểu tình này đã “tấn công” vào cả 2 trụ cột đó.


Người Hong Kong đổ ra đường biểu tình hòa bình trong ngày 1/10. Ảnh: EPA


Chính quyền trung ương sẽ đưa ra cơ hội gì?


Giáo sư Willy Lam tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong cho biết ông Tập Cận Bình vốn nổi tiếng là một nhà lãnh đạo cứng rắn đã có những biện pháp mạnh tay trong vấn đề Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ.


Đồng thời Trung Quốc lo ngại rằng những gì đang diễn ra ở Hong Kong có thể sẽ lặp lại theo dây chuyền tại những khu vực khác của Trung Quốc, đặc biệt ở các vùng ven biển giàu tài nguyên.“Đối với chủ tịch Tập Cận Bình, việc thỏa hiệp với Hong Kong sẽ khiến ông bị mất thể diện”, ông Willy cho hay.


Ông Victor Gao - Giám đốc Hiệp hội Quốc gia Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc, đồng thời từng là phiên dịch viên của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình - nói với CNN rằng những người biểu tình Hong Kong "thực sự chìm đắm trong ảo tưởng" nếu họ nghĩ chính quyền trung ương sẽ lùi bước.

 

Tuy vậy, Giáo sư David Zweig tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong lại cho rằng chính sách cải cách bầu cử này có thể được nhìn nhận như một động thái “cho đi rồi lấy lại” để Hong Kong được đòi hỏi nhiều dân chủ hơn trong ủy ban đề cử hoặc đề nghị được dân chủ tự quyết hơn trong kỳ bầu cử năm 2022.

 

Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh.


Số phận ông Lương Chấn Anh


Ông trùm tàu biển Đổng Kiến Hoa, nhà lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong sau khi trở về với Đại lục, đã từ nhiệm năm 2005 trong bối cảnh không được đông đảo người dân ủng hộ.


Hiện người biểu tình tại Hong Kong đã yêu cầu Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh từ chức. Bởi vậy các nhà phân tích đã giả định rằng Bắc Kinh muốn “hạ bệ” ông Lương Chấn Anh bằng chính sự không tín nhiệm của người dân.


Kịch bản xấu nhất là gì?


Như một phương sách cuối cùng, Bắc Kinh có thể triển khai quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đến trấn áp biểu tình tại Hong Kong. PLA có một đơn vị đóng tại đặc khu này với khoảng 6.000 binh lính. Và có báo cáo cho rằng lực lượng này đang rèn luyện kỹ năng chống chống bạo động tại khu vực Thẩm Quyến, giáp biên với Hong Kong.


PLA có thể sẽ không sử dụng vũ khí gây chết người nhưng nếu triển khai xe bọc thép trên đường phố cũng đủ để người biểu tình sợ hãi, khiến họ từ bỏ ý định.



Hoàng Trang (theo CNN)

 

 

10 sự thực về biểu tình 'Chiếm Trung tâm' ở Hong Kong
10 sự thực về biểu tình 'Chiếm Trung tâm' ở Hong Kong

Các cuộc biểu tình ở Hong Kong đã bước sáng ngày thứ năm mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi người tuần hành kiên quyết buộc Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh phải từ chức. Dưới đây là những điểm khái quát về chiến dịch này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN