Về khu vực thương mại tự do giữa liên minh châu Âu và Ukraine, Nga cũng nên hỗ trợ việc thiết lập một mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nga và miền Đông Ukraine, bao gồm cả hợp tác trong công nghiệp quốc phòng. Donetsk và Luhansk vẫn thuộc môt phần của Ukraine, và coi đó như một sự đảm bảo Ukraine sẽ không gia nhập NATO.
Tòa nhà chính quyền địa phương ở Luhansk, miền đông Ukraine, sau một vụ nổ. Ảnh: THX-TTXVN. |
Nếu như không đạt được thỏa thuận với Ukraine, Nga sẽ phải chuẩn bị các biện pháp duy trì tình hình Ukraine ổn định để ngăn chặn các cuộc cải cách quốc phòng an ninh cũng như kinh tế cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng cường mối quan hệ sâu đậm với NATO và Liên minh châu Âu.
Mặc dù Nga đang phải trải qua khủng hoảng kinh tế song quốc gia này tiếp tục giữ lại một số đòn bẩy chống lại Ukraine. Nga vẫn duy trì việc viện trợ các mặt hàng cho khu vực miền Đông Ukraine. Về kinh tế, Nga đang nắm giữ khoản nợ 3 tỷ USD trái phiếu chính phủ mà Ukraine phải thanh toán trong tháng 12/2015. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Sulianov đã đề cập đến khả năng Ukraine vỡ nợ tại một cuộc họp của chính phủ. Ông Sulianov cho biết nếu nợ công của Ukraine vượt quá ngưỡng 60% GDP thì Moskva sẽ có lý do yêu cầu Kiev thanh toán nợ trước hạn.
Trong bối cảnh nợ công của Ukraine hiện ở ngưỡng 72%, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang phải đối mặt với mối đe dọa từ phía Nga. Tuy nhiên, nếu như Nga quyết định dồn ép Ukraine đến bước phải tuyên bố vỡ nợ, thì điều này hoàn toàn không hề có lợi đối với cả hai bên.
Bỏ Mỹ, hàn gắn rạn nứt với phương Tây
Hiện nay rõ ràng Washington đang có ý định làm Nga kiệt quệ. Chính vì vậy, mối ưu tiên hàng đầu của Nga đã chuyển sang EU bằng việc bắt đầu sửa chữa những rạn nứt giữa hai bên vì khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa qua cũng tuyên bố đã đến lúc chấm dứt các lệnh trừng phạt Nga. Sau vụ khủng bố hàng loạt tại thủ đô Paris diễn ra tuần trước, các nhà ngoại giao Nga đã chỉ ra rằng Nga và Pháp đang phải đối mặt chung với một kẻ thù - đó là chủ nghĩa khủng bố cực đoan, và Pháp sẽ được lợi nếu như hợp tác với Nga thay vì ủng hộ liên minh trừng phạt quốc gia này. Nga cũng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với một số nước nhỏ thuộc khối EU như Áo và Hungary. Trong bối cảnh tình trạng kinh tế trì trệ, cùng với sự hỗ trợ từ Nga, cả Tây Ban Nha và Italy đều đang dần bị thuyết phục việc chấm dứt ủng hộ các lệnh trừng phạt.
Như một phần chiến dịch gắn kết quan hệ với Âu châu, Nga cùng tìm kiếm các lựa chọn hợp tác với những đảng phái bảo thủ có tiếng như Mặt trận quốc gia Pháp – như một cách để chia rẽ châu Âu và Mỹ. Trong các tổ chức bảo thủ tại châu Âu, Nga đang dần trở nên có tiếng nói. Chính điều đó đã thúc đẩy những nhà ngoại giao Nga phải tìm cách tăng cường tiếp cận những đảng phái chính trị này. Bên cạnh đó, Nga cũng có khả năng tác động trực tiếp đến ý kiến dư luận châu Âu bằng truyền thông, đặc biệt là qua kênh truyền hình chính phủ RT.
Xoay trục ngoại giao sang châu Á
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay nhau trong một buổi lễ ký kết quan hệ song phương. |
Nga vẫn tiếp tục chuyển mũi nhọn ngoại giao sang các nước châu Á. Đối với Trung Quốc, Nga đã và đang thiết lập một mối quan hệ mật thiết với Chủ tịch Tập Cận Bình để có thể phát triển một sự hợp tác lâu dài bền vững. Dựa trên nền tảng đó, Nga nên tiếp tục hoàn thành nốt những vấn đề còn tồn đọng với Trung Hoa như bản hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD chưa kí được với Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua. Song, luôn luôn hành động dựa trên lợi ích quốc gia, Trung Quốc cũng đã nhiều lần lợi dụng tình cảnh khó khăn của Nga để mặc cả trong quá trình đàm phán khí đốt. Theo lời Tổng thống Putin, các nhà đàm phán của hai nước không thể hóa giải được những khác biệt về giá cả của hợp đồng trong cuộc gặp tại thành phố Thượng Hải.
Về lĩnh vực quốc phòng, Nga-Trung có kế hoạch tổ chức hai cuộc tập trận trên biển quan trọng, một cuộc ở châu Á và một cuộc ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, việc chuyển hướng ngoại giao của Nga sang châu Á cũng bao gồm việc cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc bằng cách phát triển mối quan hệ thân thiết hơn với các nước châu Á láng giềng như Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.
Níu chân liên minh kinh tế Á Âu
Cả Kazakhstan và Belarus đều đang rất hoảng loạn trước tác động tiêu cực của việc tiền ruble yếu thế lên kinh tế hai nước. Thậm chí Tổng thống Belarus ông Alexander Lukashenko còn yêu cầu Nga phải thực hiện giao dịch thương mại bằng euro hoặc đô la thay vì đồng ruble như trước. Trong khi đó, Tổng thống Kazakh bắt đầu tự hỏi liệu Kazakhstan có còn nên tiếp tục là thành viên của liên minh này không. Tất cả những lí do kể trên đều buộc Nga cần phải có một chiến lược lâu dài để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp với những quốc gia thuộc liên minh kinh tế Á Âu, khiến họ phải tin tưởng Nga và an tâm về nền kinh tế nước nhà.
Hồng Hạnh(theo The Moscow Times)