Chuyên gia Skryabin nêu rõ các thị trường ở châu Á từ 5 đến 7 năm nữa sẽ trở thành thị trường chính đối với Gazprom. Vấn đề đặt ra là giá cung cấp và sự phát triển cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt tương ứng, bao gồm cả ở Trung Quốc.
Ông Skryabin cũng nhắc lại việc Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho Chính phủ Nga đến ngày 1/6 cần đệ trình kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan, bao gồm các đề xuất phát triển quy mô lớn hệ thống đường ống dẫn khí đốt ở Đông Siberia, nhằm hướng nguồn xuất khẩu khí đốt sang thị trường Trung Quốc.
Ông Skryabin cho biết thêm Trung Quốc hiện tiêu thụ khoảng 350 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, trong khi phần lớn cán cân năng lượng (khoảng 70%) vẫn là than đá. Chuyên gia đầu tư dẫn số liệu của các chuyên gia Trung Quốc cho rằng nhu cầu về khí đốt của nước này sẽ tăng lên đến 450-480 tỷ mét khối vào năm 2025.
Hiện nay Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống “Sức mạnh Siberia”. Việc giao hàng bằng đường ống này bắt đầu vào cuối năm 2019 và trong năm 2020 đã lên tới 4,1 tỷ mét khối. Dự kiến, khối lượng cung cấp hàng năm sẽ tăng dần cho đến khi đạt công suất thiết kế tỷ mét khối vào năm 2025. Nếu tính đến thỏa thuận mới được ký kết vào tháng 2 vừa qua, tổng công suất khí đốt cung cấp cho Trung Quốc qua đường ống này có thể đạt 48 tỷ mét khối mỗi năm. Ngoài ra, dự án “Sức mạnh Siberia -2” liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Trung Quốc qua lãnh thổ Mông Cổ cũng đang được thực hiện, với công suất dự kiến là 50 tỷ mét khối mỗi năm.