Con đường đến và thoát khỏi chiến tranh ở Ukraine

Tình hình bạo lực leo thang ở khu vực đông Ukraine có thể lan sang các nước thời hậu Xô viết khác. Kịch bản này có thể ngăn chặn nếu cả Nga và phương Tây rút ra được những bài học quan trọng từ những sự kiện gần đây và trong lịch sử.

Nguy cơ chiến tranh lan rộng


Ngày 2/5, Odessa - một thành phố không khác là mấy so với thành phố Mostar, phía nam Bosnia và Herzegovina hai thập kỷ trước đây - đã trở thành hiện trường của các vụ bạo lực tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ khi cuộc chiến tranh Nam Tư những năm 1990 kết thúc, khiến 42 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa những người ủng hộ liên bang hóa và lực lượng cánh hữu.

Một thành viên của lực lượng tự vệ Slavyansk tại chốt kiểm tra ở ngoại ô thành phố. Ảnh: RT


Sự kiện ở Odessa có thể sẽ được xem như là ngày mở màn cho cuộc chiến tranh dân sự ở Ukraine. Trong thực tế, nó đã bắt đầu kể từ khi bạo lực nổ ra từ các cuộc biểu tình ở Maidan dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych dưới sự phối hợp của liên minh các lực lượng dân chủ và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tình hình tiếp tục leo thang sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga với việc các tỉnh khu vực miền đông Ukraine tuyên bố đòi ly khai hoặc ủng hộ liên bang hóa, sau đó chính phủ lâm thời tại Kiev đã triển khai chiến dịch "chống khủng bố" nhằm dập tắt các cuộc biểu tình này.

Trong khi đó, những người ủng hộ ly khai ở các tỉnh thuộc khu vực phía đông và nam Ukraine khác tiếp tục củng cố tuyến phòng thủ của họ nhằm chống lại một cuộc tấn công của lực lượng an ninh quốc gia.

Đáp lại, chính quyền Ukraine ngày 5/5 đã tăng cường tấn công trấn áp người biểu tình ở thành phố “nóng” Slavyansk. Giao tranh ác liệt nổ ra sau khi quân đội chính phủ tấn công chốt kiểm soát tại các tuyến đường dẫn vào Slavyansk do người biểu tình lập ra. Đã có 34 người biểu tình thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong cuộc tấn công này. Phía quân đội chính phủ cũng chịu tổn thất lớn, với 4 binh sĩ thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Một chiếc trực thăng quân sự đã bị người biểu tình bắn hạ.

Ngoài ra, có báo cáo rằng hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn tình nguyện viên người Nga đang gia nhập lực lượng tự vệ ở Lugansk và một số tỉnh phía đông khác của Ukraine để ủng hộ liên bang hóa. Tương tự như vậy, có thông tin nói rằng các tay súng đang được tuyển dụng ở Gruzia để chiến đấu cùng Kiev.

Không thể loại trừ giải thuyết rằng những nỗ lực như vậy từ cả hai bên sẽ xảy ra ở các nước cộng hòa Xô Viết khác, chẳng hạn như các quốc gia vùng Baltic, Moldova và Azerbaijan, thậm chí ở Nga, đặc biệt là ở những nơi như Bắc Caucasus, Tatarstan... Thực tế là tình hình bạo lực giữa những người dân tộc Nga và không phải dân tộc Nga có thể lan sang các nước hậu Xô viết khác.

Chính phủ tạm quyền ở Kiev giờ đây sẽ buộc phải lựa chọn hoặc từ bỏ liên minh với nhóm "tân phát xít" như lực lượng cánh hữu để đàm phán với các tỉnh phía đông hoặc tiếp tục liên minh với nhóm trên, cho phép lực lượng này gia nhập vào quân đội và lực lượng cảnh sát quốc gia và tiếp tục thực hiện chiến dịch tấn công nhằm vào người biểu tình ủng hộ liên bang hóa ở các tỉnh phía đông nước này. Hai xu hướng trên cho thấy rằng đây sẽ vẫn là sự lựa chọn sau này và không thay đổi.

Mỹ, EU và Nga nên làm gì?


Để các sự kiện trên không tiếp diễn, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga nên ngừng những lời lẽ chỉ trích và đổ lỗi cho nhau cũng như ngừng triển khai quân đội sát biên giới Ukraine, mà thay vào đó là ngồi vào bàn đàm phán. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo phương Tây phải ngừng các cuộc tấn công nhằm vào cá nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin và không nên thổi phồng cái gọi là "phục hưng Liên Xô" và "thống trị châu Âu" nhằm vào Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và người đồng nhiệm Đức Frank-Walter Steinmeier trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Hội đồng châu Âu ở Vienna, Áo ngày 6/5 nhằm tháo gỡ bế tắc trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Ảnh: AFP/ TTXVN


Phương Tây cũng nên rút kinh nghiệm từ các bài học lịch sử thời hậu Xô Viết, đặc biệt là hạn chế những tham vọng "ngông cuồng", cuối cùng dẫn đến thất bại như ở Iraq, Afghanistan và khu vực Trung Đông.

Đàm phán "bốn bên, hai tầng"

Cho dù có hoặc không có một lệnh ngừng bắn giữa những bên tham chiến ở Ukraine hiện nay, hai cường quốc Mỹ và Nga nên triệu tập một hội nghị chung dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ) để tiến hành quá trình đàm phán "bốn bên, hai tầng" giữa phương Tây, Nga, Kiev và đông Ukraine.

Ngoài các cuộc họp bốn bên, LHQ nên tổ chức hai tầng đàm phán song phương - quốc tế (phương Tây và Nga) và Ukraine (Kiev và phía đông Ukraine) - để giải quyết các vấn đề liên quan dẫn đến cuộc khủng hoảng này.

Bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cũng phải loại trừ khả năng Ukraine trở thành thành viên của một liên minh quân sự và phải tạo ra một quốc gia liên bang, chứ không phải là một quốc gia liên minh Ukraine. Với việc NATO không kết nạp Ukraine vào liên minh này, EU, Moskva và Kiev có thể thương lượng hoặc hợp tác với nhau bất kể mối quan hệ giữa Ukraine với EU cũng như Liên minh thuế quan và kinh tế Á-Âu có thể trở thành hiện thực.

Việc thiếu hợp tác trong cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là về phía Washington, sẽ khiến tình hình càng trở nên tồi tệ. Nếu không có sự thay đổi, Ukraine và một vài quốc gia tiềm năng khác có thể rơi vào một cuộc xung đột đẫm máu chưa từng thấy kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai.


Công Thuận
(R.D)
'Ukraine mới' của Obama
'Ukraine mới' của Obama

Khủng hoảng Ukraine nằm trong chiến lược "xoay trục tới châu Á" của Mỹ nhằm bao vây, tách Nga ra khỏi các nguồn tài nguyên quan trọng, kiểm soát dòng chảy năng lượng cho Trung Quốc, thiết lập các căn cứ quân sự của NATO sát biên giới Nga, kiểm soát Trung Á và thống trị thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN