Dự báo năm 2022 Bitcoin sẽ ‘gặp hạn’ vì bị siết chặt quản lý

Bà Carol Alexander, Giáo sư tài chính tại Đại học Sussex, dự đoán Bitcoin sẽ mất giá thảm hại còn 10.000 USD/đồng vào năm 2022, xóa sạch toàn bộ lợi nhuận mà nó thu được trong hơn 1 năm rưỡi qua.

Nhìn chung, đồng tiền số lớn nhất thế giới Bitcoin đã tăng trưởng khá tốt trong năm 2021. Kể từ đầu năm, đồng tiền đã tăng khoảng 70%, nâng tổng giá trị của thị trường tiền điện tử lên 2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, sự biến động giá gần đây cùng sự gia tăng giám sát pháp lý có thể làm lu mờ triển vọng của Bitcoin.

Năm 2021 đã chứng kiến sự xuất hiện của doanh nghiệp tiền kỹ thuật số lớn đầu tiên là Coinbase, cũng như sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng Phố Wall như Goldman Sachs vào thị trường tiền số và việc Mỹ chấp thuận mở quỹ giao dịch Bitcoin đầu tiên.

Chú thích ảnh
Đồng tiền số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong tháng 11, Bitcoin lập đỉnh cao mới với giá trị khoảng 69.000 USD/đồng. Tuy nhiên, giá trị hiện tại của nó ở dưới mức 50.000 USD, giảm gần 30% so với thời kỳ đỉnh điểm. “Thị trường gấu” (bear market) theo định nghĩa của các “ông trùm” Phố Wall là thị trường diễn biến theo chiều giảm giá trị từ 20% hoặc nhiều hơn so với con số gần nhất, song Bitcoin vốn nổi tiếng về tính biến động cực mạnh. 

Điều này đã khiến một số chuyên gia - được kênh truyền hình CNBC (Mỹ) dẫn lời hôm 27/12 - nhận định rằng các loại tiền số sẽ rớt giá trong vài tháng tới. 

Bà Carol Alexander, Giáo sư tài chính tại Đại học Sussex, dự đoán Bitcoin sẽ mất giá thảm hại còn 10.000 USD/đồng vào năm 2022, xóa sạch toàn bộ lợi nhuận mà nó thu được trong hơn 1 năm rưỡi qua. Nữ chuyên gia tin tưởng lịch sử “bong bóng thị trường” sẽ lặp lại với tiền kỹ thuật số. Ví dụ, năm 2018, sau khi tăng vọt lên mức cao gần 20.000 USD trong vài tháng, Bitcoin đã hạ giá còn 3.000 USD.

Những người ủng hộ tiền số thường tuyên bố tại thời điểm hiện nay, mọi thứ sẽ khác vì nhiều nhà đầu tư có tổ chức hơn đang tham gia vào thị trường. Dù vậy, chiến lược gia Todd Lowenstein tại Bộ phận ngân hàng tư nhân của Union Bank, nhận xét những tiền lệ lịch sử như vậy sẽ sớm lặp lại. 

Đối với một số nhà phân tích, việc phê duyệt quỹ giao dịch Bitcoin giao ngay (ETF) đầu tiên ở Mỹ là một sự kiện lớn cần được quan sát kỹ vào năm 2022. Họ cảnh báo Bitcoin ETF của ProShares - theo dõi giá tương lai thay vì giá trị Bitcoin - có thể quá nguy hiểm đối với các nhà giao dịch mới, vốn chiếm phần lớn tỷ lệ người tham gia thị trường tiền số. 

Ông Vijay Ayyar, Phó chủ tịch phụ trách phát triển và mở rộng toàn cầu tại sàn giao dịch tiền số Luno cho rằng: “Bitcoin ETF ra mắt năm nay được cho là không ưu tiên bán lẻ do có mức chi phí liên quan đến luân chuyển các hợp đồng lên đến 5-10%”.

Một điểm gây lo ngại khác là thị phần của Bitcoin đã giảm dần song song với việc thị trường tiền kỹ thị trường phát triển, trong đó các loại tiền khác như Ethereum hiện đóng vai trò lớn hơn. Giới phân tích kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục trong suốt năm tới, khi các nhà đầu tư tìm kiếm những túi tiền kỹ thuật số nhỏ với hy vọng kiếm được lợi nhuận lớn.

Theo bà Carol Alexander, khi các nhà đầu tư bán lẻ bắt đầu nhận ra mối nguy hiểm của giao dịch Bitcoin, đặc biệt là trên các kênh không được kiểm soát, họ sẽ chuyển sang các loại tiền blockchain khác, vốn thực sự đóng một vai trò thiết yếu và cơ bản trong tài chính phi tập trung. "Thời điểm này vào năm sau, tôi dự đoán rằng vốn hóa thị trường của Bitcoin sẽ bằng một nửa tổng các đồng tiền khác”, bà khẳng định. 

Hơn nữa, các đồng tiền DeFi hay cơ chế tài chính phi tập trung, sẽ đóng vai trò lớn hơn vào năm tới như một cách để các nhà đầu tư tránh áp lực pháp lý cùng những bên trung gian không cần thiết trong thị trường mới nổi có nhịp độ nhanh này.

Theo báo cáo, năm nay, tổng số tiền đầu từ vào các dịch vụ DeFi lần đầu tiên đạt ngưỡng 200 tỷ USD và các chuyên gia dự đoán rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022.

Và một trong những “vận hạn” lớn nhất trong năm tới chính việc mở rộng phạm vi kiểm soát cũng như giám sát chặt chẽ hơn với tiền số. Chuyên gia Vijay Ayyar nói rằng: “Chắc chắn năm 2022 sẽ là một dấu mốc quan trọng về vấn đề pháp lý. Sự chú ý từ nhiều chính phủ, nhất là Mỹ, đưa quy định pháp lý vào không gian tiền điện tử sẽ gia tăng”. 

Trong năm 2021, các nhà quản lý đã áp dụng các quy định cứng rắn hơn đối với loại tài sản kỹ thuật này, trong đó Trung Quốc cấm hoàn toàn tất cả các hoạt động liên quan đến tiền số còn Mỹ thắt chặt các lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Chuyên gia tin rằng "vùng xám" hợp pháp của các loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin và Ethereum - mà Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) không công nhận là chứng khoán - sẽ được làm rõ vào năm 2022.

Theo báo cáo trên, các tiền số chuyển đổi (stablecoin) là một lĩnh vực quan trọng khác mà các nhà chức trách sẽ dồn sự chú ý vào năm tới. Đây là các loại token kỹ thuật số có giá trị được xác định bằng giá các loại tài sản tồn tại thực tế, ví dụ như đô la Mỹ. 

Đồng tiền kỹ thuật số USDT của công ty Tether, một loại stablecoin phổ biến nhất thế giới, được coi là vấn đề đặc biệt gây chia rẽ, với các câu hỏi liên quan đến việc liệu công ty này có đủ tài sản trong kho dự trữ để hỗ trợ tỷ giá đồng tiền quy đổi này hay không.

Chuyên gia Todd Lowenstein cho biết: “Chắc chắn sẽ có nhiều sự giám sát kỹ lưỡng hơn đối với các stablecoin khi các cơ quan quản lý xem xét tính hợp lý của tài sản thế chấp và số lượng tiền kỹ thuật số được phát hành”.

Đức Trí/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Tây An vượt Vũ Hán về số ca mắc COVID-19 trong ngày
Tây An vượt Vũ Hán về số ca mắc COVID-19 trong ngày

Kênh CNN (Mỹ) đưa tin ngày 27/12, Tây An có 175 ca mắc COVID-19 trong động cồng, mức cao nhất trong ngày ghi nhận tại một thành phố Trung Quốc kể từ tháng 3/2020.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN