Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump. |
Tài liệu liên quan tới việc ông Bill Clinton (thời điểm đó đã mãn nhiệm tổng thống) ra lệnh ân xá cho doanh nhân Marc Rich, người bị truy tố về tội trốn thuế và thực hiện những hợp đồng bất hợp pháp với Iran trong cuộc khủng hoảng con tin 1979-1981.
Những người đối địch với cựu tổng thống Mỹ đã phát hiện con gái của doanh nhân được ân xá đã quyên góp hơn một triệu đô la cho chiến dịch tranh cử vào Thượng viện của bà Hillary Clinton và thư viện Tổng thống Bill Clinton.
Cuộc điều tra được khép lại vào năm 2005. Tuy nhiên, từ các tài liệu được công bố có thể hiểu là FBI cho rằng cựu tổng thống đã phạm luật. Đáng lưu ý là tập tài liệu được công bố khi chỉ còn một tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra ở Mỹ. Phát biểu với đài Sputnik, nhà khoa học chính trị, nhà báo Leonid Krutakov nêu quan điểm rằng, chiến dịch bầu cử tại Mỹ đang vấp phải thách thức nghiêm trọng. Ông cũng nhắc là trước đó lãnh đạo FBI James Comey tuyên bố khôi phục điều tra "thư điện tử" của bà Hillary Clinton.
"Tất cả những điều này rõ ràng đang chống lại bà Clinton và dường như là có lợi cho ông Trump. Nhưng liệu có thật có lợi cho ông Trump? Hay là nhằm bãi bỏ bầu cử? Tôi nghiêng về giả thiết thứ hai. Nếu vài ngày trước bầu cử bỗng vụ án hình sự đối với bà Clinton được khởi tố thì tình hình sẽ diễn biến như thế nào, không thể biết được," — ông Leonid Krutakov nói. Theo học giả, tầng lớp chính trị Mỹ đặt cược vào Clinton sẽ bằng mọi cách không để cho Donald Trump thắng cử.
Các thăm dò dư luận trước bầu cử thực sự cho thấy chiến thắng của Trump sẽ là một thách thức đối với hệ thống chính trị Mỹ. Bởi Trump có nghĩa là tái đánh giá nhiều nghĩa vụ, tái đánh giá các mô hình chính trị-xã hội Mỹ hiện nay. Nếu các thăm dò cho thấy chiến thắng của ông Trump thì tầng lớp chính trị ưu tú Mỹ đã đặt kỳ vọng vào bà Clinton sẽ định làm gì? Cảnh báo bê bối, làm gì đó với hệ thống bầu cử? Nếu như vậy sẽ lại một vụ bê bối. Thậm chí nếu mai kia bà Clinton tuyên bố rút khỏi cuộc đua — thì cũng lại là bê bối, không khác gì bãi bỏ bầu cử… Một điều chắc chắn là nước Mỹ hiện đang trong một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc", Leonid Krutakov cho biết.
Bình luận về động thái của người đứng đầu FBI, nhà khoa học chính trị Nga lưu ý là thông thường trước bầu cử hai tháng Bộ Tư pháp Mỹ, cấu trúc quản lý FBI, không khôi phục những vụ điều tra chống lại ứng cử viên tổng thống. James Comey đã phá vỡ truyền thống này nhưng rất khó cáo buộc giám đốc FBI có định kiến. "Truyền thống bị phá vỡ bởi không ai khác ngoài giám đốc FBI — cơ quan phụ trách an ninh quốc gia Mỹ. Nhưng không thể cáo buộc họ, họ đang xác nhận tình hình thực tế. Tất cả những quân cờ "bài Nga" được Hillary Clinton đưa ra, còn họ đơn thuần là tiến hành điều tra chi tiết và không tìm thấy mối quan hệ nào giữa Trump với Nga", Leonid Krutakov kết luận.