Giải mã hành động của ông Putin đối với phương Tây

Ông Harold James, Giáo sư Lịch sử và Các vấn đề Quốc tế tại Đại học Princeton (Mỹ), Giáo sư lịch sử tại Viện Đại học Châu Âu Florence và một thành viên cao cấp tại Trung tâm IGI (International Governance Innovation) cho rằng, chính sách của Tổng thống Vladimir Putin đối với các nước “ở gần” Nga và phương Tây đã bị hiểu lầm một cách trầm trọng. Thay vì tập trung vào mô hình địa chính trị rộng lớn hơn – cụ thể, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đối với nền chính trị toàn cầu – các nhà bình luận đã biến chính sách của điện Kremlin thành một liệu pháp tâm lý vốn chỉ có thể hiểu được thông qua việc nghiên cứu kỹ tâm hồn của người Nga.

Theo ông James, có 2 cách giải thích về chính sách đối ngoại hiện nay của Nga đã được đề cập. Vấn đề thứ nhất được những người “Putin-Versteher” (những người có cảm tình với ông Putin) đề xuất, đó là: Chính sách của Nga là một phản ứng hợp lý đối với chiến lược bao vây của phương Tây đối với Moskva. Như họ đề cập, việc mở rộng về phía đông của NATO và Liên minh châu Âu là một sự khiêu khích không cần thiết. Ví dụ, trên thực tế, không ai khác hơn là nhà ngoại giao Mỹ George Kennan, người khởi xướng chiến lược ngăn chặn Chiến tranh Lạnh của Mỹ, đã phản đối sự mở rộng của NATO trong những năm 1990.

Tổng thống Nga Putin phát biểu tại một cuộc hợp ở Moskva ngày 5/12/2014. Ảnh: Itar-tass


Khi Bức tường Berlin sụp đổ và Liên bang Xô Viết tan rã, phương Tây đã hứa rằng sẽ không mở rộng NATO. Ngay cả cựu Tổng thống Nga Mikhail Gorbachev, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày Bức tường Berlin sụp đổ, đã cáo buộc phương Tây không giữ lời hứa trên, được đưa ra năm 1989, và thay vào đó là "lợi dụng sự suy yếu của Nga" trong những năm 1990 để khẳng định "sự lãnh đạo độc tôn và thống trị thế giới" của họ, thông qua sự mở rộng NATO.

Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, sau Chiến tranh Lạnh, phương Tây đã không đáp ứng đề xuất của Nga nhằm phát triển một cấu trúc an ninh công bằng. Thay vào đó, phương Tây đã mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới sát biên giới Nga. Giờ đây, Nga và phương Tây nên tăng cường Tổ chức vì an ninh và hợp tác châu ÂU (OSCE) để khiến tổ chức này trở nên mạnh mẽ và có thẩm quyền quốc tế. Nga và Liên minh châu Âu (EU) cũng nên dần phát triển "một không gian kinh tế và văn hóa chung từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương để không một quốc gia nào đe dọa an ninh của các nước khác".

Lời giải thích phổ biến thứ hai về chiến lược của ông Putin rằng ông là người “không có lý trí” và rằng chính sách đối ngoại của Nga chỉ là một phần mở rộng của “những ý tưởng kỳ quặc”. Nhưng điều này đặt ra một nghi vấn rất rõ ràng: Làm thế nào mà một người đã từng được nhìn nhận như một là cai trị hiện đại và đáng tin cậy nhất của Nga kể từ thời Sa hoàng Alexander II - một người đàn ông mà Tổng thống Mỹ George W. Bush gọi là "rất đơn giản và đáng tin cậy" vào năm 2001 - đột nhiên trở nên quyết đoán hơn?

Một lời giải thích rõ hơn có thể được tìm thấy bằng cách lần theo các trình tự thời gian về sự thay đổi chính sách đối ngoại của Nga, bắt đầu với cuộc khủng hoảng ở Gruzia năm 2008. Khi Gruzia, quốc gia đang được NATO ve vãn trở thành thành viên của khối này, tiến hành một chiến dịch quân sự tấn công lực lượng ly khai ở Nam Ossetia, một vùng đất vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột từ đầu những năm 1990, Moskva đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia để bảo vệ khu vực này. Quân đội Nga cũng tăng cường hiện diện ở Abkhazia, một tỉnh ly khai khác.

Trước đó, đã có những dấu hiệu cho thấy sự chuyển đổi rõ ràng trong chính sách đối ngoại của Moskva. Tại Hội nghị An ninh Munich 2007, ông Putin đã thể hiện một “khuôn mặt mới”, nhấn mạnh tiềm năng của các nền kinh tế mới nổi - Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga – sẵn sàng thay thế cho những gì ông xem như là một trật tự thế giới đơn cực do phương Tây chi phối. Nhiều nhà quan sát đã bị sốc bởi bài phát biểu của ông Putin và coi bài phát biểu này như là bằng chứng của sự bất an hoặc một sự phi lý của nhà lãnh đạo Nga.

Sau đó 1 năm, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, thuyết phục ông Putin rằng sự đánh giá trên là đúng. Cuộc khủng hoảng đã chứng minh những ngày thống trị toàn cầu của Mỹ đã kết thúc.

Nhận định của ông Putin về cuộc khủng hoảng này đã được củng cố bởi các sự kiện chính trị diễn ra ở Mỹ và châu Âu. Mỹ đã bầu một vị tổng thống vốn có ý định thu hẹp quy mô cam kết toàn cầu của Mỹ. Khi mùa xuân Ảrập nổ ra, phản ứng của Mỹ là yếu ớt và lộn xộn, tiến thoái lưỡng nan giữa những tuyên bố ủng hộ dân chủ và hỗ trợ cho các nhà độc tài chống Hồi giáo.


Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu - và sự bất lực của giới lãnh đạo của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) trong việc phối hợp hành động - đã làm vững chắc thêm cho những đánh giá của điện Kremlin. Nói rộng hơn, niềm tin của ông Putin rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến phương Tây tan rã.

Về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Putin cho rằng đây là ví dụ về một cuộc xung đột "tại giao lộ các lợi ích địa chính trị của những nước lớn" và đó chắn chắn không phải là cuộc xung đột cuối cùng nếu không có một hệ thống các cam kết và hiệp định đa phương rõ ràng.


Công Thuận (Theo P.S)

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách hạ bệ Tổng thống Putin
Nga cáo buộc Mỹ tìm cách hạ bệ Tổng thống Putin

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc Mỹ tìm cách hạ bệ Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN