Báo “Chuyên gia” (Nga) số ra ngày 11/4 có đăng bài cho biết đồng ruble lại một lần nữa đạt mức "tăng trưởng" kỷ lục. Nếu như trước đây đồng ruble sụt giảm nhiều nhất trong số các đồng tiền mất giá của các quốc gia đang phát triển thì giờ lại dẫn đầu về sự tăng trưởng. Sau khi đạt kỷ lục ngược hồi tháng 1/2016, đồng ruble đã tăng 23% so với đồng USD và hiện đang thu hút các nhà đầu tư lớn nước ngoài. Không có gì ngạc nhiên khi các quỹ đầu tư, trong đó có cả các quỹ khá lớn, sẵn sàng mua vào đồng ruble với hy vọng sẽ thu lợi nhuận cao.
Đồng ruble đã phục hồi mạnh mẽ hơn mong đợi, trở nên hấp dẫn các quỹ đầu tư. |
Hiện số tài sản đầu tư vào đồng ruble của quỹ này đã lên tới 1,54 tỷ USD. Ông này cho rằng tỷ giá sẽ đạt 63 ruble/1 USD, tức là đồng ruble sẽ còn tăng thêm 6,2% vào ngày 15/4 tới. Quản lý Công ty đầu tư Berlin Landesbank, công ty có số vốn lên tới 12 tỷ USD, ông Romayer Lutz cũng đồng ý với nhận định này. Hầu như mỗi ngày ông đều mua vào đồng ruble. Landesbank là công ty đang đầu tư vào đồng tiền của 64 quốc gia. Tình hình kinh tế khó khăn của Nga đã không thể ngăn cản công ty này đầu tư vào đồng ruble Nga trong năm 2015 với số tiền từ 1 đến 3% vốn của mình, và trong vòng 3 tháng đầu năm 2016 đã tăng thêm 1%. Ông Lutz cho biết: “Chúng tôi đang mong đợi đợt tăng giá dầu tiếp theo và tiếp tục củng cố tỷ giá đồng ruble so với đồng USD và euro”. Một loạt các ngân hàng lớn cũng đồng tình với ý kiến của các nhà quản lý quỹ này, từ Goldman Sachs cho tới JPMorgan Chase&Co. Họ đã tăng dự báo trong tháng 3/2016 đối với đồng ruble Nga.
Rõ ràng, triển vọng ổn định giá dầu đang ảnh hưởng khá mạnh tới thị trường Nga, mà trước hết là tỷ giá đồng ruble. Trên thực tế thì đúng là đồng ruble Nga còn có khả năng tăng trưởng lợi nhuận đáng kể hơn nữa nếu so với sự gia tăng giá của dầu. Trong khi giá dầu tháng 2 và 3 vừa qua đã tăng 43% thì đồng ruble Nga mới chỉ tăng thêm 23%. Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Stuart Sclater - But: “Chúng tôi tin rằng Nga sẽ là nguồn lợi đối với các nhà đầu tư cho tới cuối năm nay. Theo ý kiến của tôi, dầu đã chạm mức đáy và Ngân hàng Trung ương có khả năng kiềm chế lạm phát”. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà kinh tế học đều cho rằng đồng ruble đã và sẽ tiếp tục phục hồi.
Năm 2015, GDP của Nga suy giảm theo từng quý và tiếp tục giảm trong năm 2016. Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế không thể hồi phục sớm hơn đầu năm tới. Những đánh giá này đã khiến các nhà đầu tư né tránh thị trường Nga. Bloomberg đã tiến hành khảo sát và 44 nhà phân tích kinh tế cho rằng đồng ruble Nga sẽ giảm giá trị thêm 6% cho tới cuối năm nay. Tuy nhiên, đà phục hồi mạnh mẽ của đồng ruble Nga - tăng thêm gần 1/4 giá trị - đã tạo cơ sở cho các nhà phân tích của UBS Wealth Management tuyên bố rằng đồng ruble đã phục hồi hơn mong đợi. Còn một quỹ đầu tư khác, hiện đang nắm giữ số tiền ruble trị giá khoảng 11,5 tỷ USD (chiếm 6,2% số vốn) là Newfleet Asset Management. Giám đốc quỹ này Steve Hooker cho rằng hiện quỹ của ông không mua vào đồng ruble, nhưng cũng không bán ra, mặc dù nhấn mạnh cần tìm các địa điểm mới để đầu tư.