Gốc rễ của vấn đề khói bụi ở Indonesia

Các vụ cháy rừng ở khu vực Kalimantan và Sumatra đã gây ra khói bụi làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Indonesia và các quốc gia láng giềng như Malaysia và Singapore. Vấn đề ô nhiễm khói bụi do tập quán canh tác truyền thống của người dân bản địa cũng như việc mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp của các doanh nghiệp được cho là thủ phạm chính gây ra các vụ cháy rừng trong những năm gần đây.


Xung quanh vấn đề này, Báo “Jakarta Toàn cầu” số ra mới đây có bài “Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề khói bụi ở Indonesia” của Timo Duile, Trung tâm Đông Nam Á, Đại học Bonn (Đức). Nội dung bài viết như sau:

Cách chúng ta đang nói về vấn đề môi trường và các giải pháp gây tranh cãi không phải là các giá trị tự do như chúng ta nghĩ, ngay cả khi tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Thường thì những cuộc tranh luận kiểu như vậy luôn bị mặc định bởi hệ tư tưởng và định kiến. Cách người ta đang tranh luận về vấn đề môi trường bị tác động bởi nhận thức tự nhiên, chẳng hạn như việc bảo tồn tài nguyên trong quá trình khai thác và quản lý một cách bền vững. Trong bài báo gần đây của Erik Meijaard đăng trên tờ “Jakarta Toàn cầu”, tác giả đã kêu gọi về sự cần thiết công bố sự thật vấn đề khói bụi ở Indonesia là một ví dụ điển hình.

Nhân viên cứu hỏa Indonesia nỗ lực dập các đám cháy rừng tại Banyuasin, Nam Sumatra ngày 7/10.  Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Meijaard là một một nhà khoa học về bảo tồn, cho rằng chủ yếu là nông dân chứ không phải các công ty dầu cọ đã gây ra hầu hết các vụ cháy rừng ở Indonesia. Dựa trên thực tế rằng 59% các vụ cháy rừng ở Sumatra và 73% ở Kalimantan xảy ra ngoài khu vực trồng dầu cọ và cây công nghiệp lấy gỗ, ông Meijaard rút ra kết luận rằng tập tục canh tác đốt nương truyền thống nên được thay thế bằng các hình thức khác. Nông dân và người dân bản địa nên học tập phương Tây trong quản lý đất đai một cách bền vững. Ông Meijaard cũng kêu gọi cảnh sát địa phương thực thi pháp luật tốt hơn, thậm chí quân đội cũng cần tham gia để xử lý các cá nhân gây ra những đám cháy nghiêm trọng. Điều này có thể được hiểu như một lời kêu gọi cấm các tập tục canh tác lâm nghiệp bản địa.

Tại Kalimantan và Sumatra, du canh là một phần không thể thiếu trong nhiều nền văn hóa bản địa đã diễn ra hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, vấn đề khói bụi của quốc đảo có nguồn gốc không chỉ do tập quán canh tác nương rẫy bản địa, mà còn trong chính sách chỉ tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp nhất định, mà ở đây là tập trung mở rộng ngành công nghiệp dầu cọ.

Trong năm 2013, khoảng 26 triệu tấn dầu cọ được sản xuất trên diện tích 9 triệu hécta tại quốc gia “vạn đảo”, trong đó chủ yếu ở Sumatra và Kalimantan. Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tăng con số này lên đến 40 triệu hécta vào năm 2020. Đó là mục tiêu chính sách, phản ảnh nhu cầu thị trường và chắc chắn sẽ tạo ra thách thức mới về đất canh tác. Nếu quốc đảo này thực sự muốn giải quyết vấn đề khói bụi, sẽ là không đủ nếu chỉ tập trung vào các công ty dầu cọ. Nhưng cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn vấn đề này cho tập quán du canh truyền thống của người dân bản địa và nông dân. Các vấn đề khói bụi ở Indonesia nên được coi là một triệu chứng của một hệ thống rộng lớn hơn của những mục tiêu kinh tế và chính trị, được đặc trưng bởi những tuyên bố phát triển khu vực nông thôn nhưng thực sự chỉ phục vụ các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu và kết quả là sự phá hủy môi trường.
Trần Hiệp
Malaysia đóng cửa trường học do khói bụi từ Indonesia
Malaysia đóng cửa trường học do khói bụi từ Indonesia

Malaysia, Singapore và một số vùng đất rộng lớn khác của Indonesia đã trải qua nhiều tuần lễ bị ảnh hưởng từ khói bụi, vốn bắt nguồn từ những đám cháy do đốt cây trồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN