Mục tiêu khác nhau của liên minh chống khủng bố

Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) dường như không phải là mối đe dọa duy nhất đối với cộng đồng quốc tế. Đầu tuần này, cơn "mưa bom" của Mỹ và đồng minh không chỉ dội xuống các địa điểm đóng quân của IS mà còn cả các cơ sở của al-Nusra, một nhánh của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda ở Syria.

Theo giới chức an ninh phương Tây, liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đang bị chia rẽ khi đánh giá về những nguy cơ mà các nhóm thánh chiến khác nhau gây ra. Các thành viên của liên minh chống khủng bố đều nhất trí rằng những kẻ khủng bố đang đe dọa sự ổn định toàn cầu, song các thành viên này lại có những ưu tiên khác nhau trong ngắn hạn.

Máy bay F-18E Super Hornets của hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS George H.W. Bush sau khi tham gia chiến dịch oanh kích phiến quân IS ở Syria ngày 23/9. Ảnh: AFP/TTXVN


Cộng đồng tình báo Mỹ nhận định, ưu tiên an ninh hàng đầu của Mỹ không phải là đối phó với IS mà là với al-Qaeda. Đặc biệt, Washington hiện lo ngại về Khorasan - nhóm được cho là có căn cứ ở miền Tây Aleppo mà Mỹ đã đơn phương tấn công tối 22/9 vừa qua. Một số nước, đặc biệt là những nước ở Trung Đông, đều tỏ ý hoài nghi về sự tồn tại của nhóm này. Tuy nhiên, giới chức Mỹ lại cho rằng mục tiêu chính của Khorasan là thực hiện những âm mưu tấn công tinh vi phức tạp nhằm vào nước Mỹ.

Với nhiều nước khác, Khorasan ít gây lo ngại hơn. Các chính phủ châu Âu hiện vẫn coi IS là "đối tượng số 1 cần phải bị tiêu diệt. Theo họ, IS không có những công nghệ chế tạo bom siêu đẳng và không thể tiến hành cuộc tấn công tinh vi mang tầm quốc tế, nhưng tổ chức khủng bố này lại đang có trong tay hàng nghìn thành viên mang hộ chiếu châu Âu. Hành động của chúng vô cùng tàn bạo, chẳng hạn như chặt đầu các con tin. Trong khi đó, Saudi Arabia, Liban, Jordan... lại có những mục tiêu khác nhau khi tham gia liên minh chống IS. Mối quan tâm của các nước này là làm suy yếu khả năng xâm nhập qua biên giới của IS bởi họ đang chuẩn bị và đang muốn củng cố khả năng phòng thủ của Iraq.

Các nước trong khu vực và phương Tây còn bất đồng về việc đối phó với al-Nusra. Mỹ không chỉ coi nhóm này là một nhánh chính thức của al-Qaeda mà còn là tấm khiên cho nhóm Khorasan. Ngược lại, al-Nusra lại không phải mối bận tâm lớn đối với châu Âu vì nhóm này không có nhiều chiến binh nước ngoài trong hàng ngũ. Trong khi đó, Jordan và Liban lại cho rằng al-Nusra phải được xử lý hết sức thận trọng bởi hàng nghìn công dân của hai nước này đang chiến đấu hoặc đang ủng hộ nhóm này. Nhiều nước Vùng Vịnh coi al-Nusra như một lực lượng cần thiết để đối chọi với Tổng thống Syria Bashar al-Assad nên đã tài trợ không tiếc tiền cho nhóm này.


Đỗ Sinh(Theo "Thời báo Tài chính")

Ai Cập muốn mở rộng mục tiêu của liên minh chống IS
Ai Cập muốn mở rộng mục tiêu của liên minh chống IS

Tổng thống Ai Cập nói rằng liên minh quốc tế chống khủng bố "cần mở rộng để bao hàm cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố tại bất cứ nơi nào chúng tồn tại ở các khu vực Trung Đông và châu Phi".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN