Mỹ-Nhật-Australia lập liên minh ‘tam giác sắt’ kiềm chế Trung Quốc thế nào?

Mới đây, các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã nhóm họp tại Brisbane, Australia, để thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới, tạo việc làm. 

Bên lề hội nghị thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo của khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) cũng tổ chức một cuộc họp không chính thức, thảo luận và chia sẻ quan điểm về các vấn đề chính của Hội nghị cấp cao G20, trong khi các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản và Australia tiến hành hội đàm ba bên lần đầu tiên kể từ năm 2007, bàn về tự do hàng hải và những tranh chấp trên biển với Trung Quốc, điều dường như mâu thuẫn với chủ đề của G20. 

Vậy tại sao Mỹ, Nhật Bản và Australia lại thảo luận về vấn đề an ninh và quốc phòng tại một diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế?

Tổng thống Mỹ Obama (trái), Thủ tướng Australia Abbott (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Abe tại cuộc gặp 3 bên ở Brisbane mới đây.


Theo ông Zhao Jun, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Trang bị Hải quân Trung Quốc: Thứ nhất, Mỹ, Nhật Bản và Australia tìm cách thiết lập một liên minh “tam giác sắt” để kiềm chế Trung Quốc. Sau Chiến tranh Thế giới 2, Australia và Nhật Bản đã thành lập liên minh quân sự với Washington với vai trò như là những "mỏ neo" ở phía Bắc và Nam Thái Bình Dương của Mỹ để kiềm chế "sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản". Cụ thể, Nhật Bản hợp tác với Mỹ phong tỏa các eo biển La Perouse, Tsugaru và Tsushima để bao vây Liên Xô cũ; Australia cung cấp căn cứ Pine Gap và “Góc Tây Bắc” cho Mỹ để phát hiện, điều tra và theo dõi việc phóng tên lửa cùng các hoạt động trong không gian và các tàu chiến của Liên Xô.

Ngay khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ tiếp tục duy trì và tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương bằng các Hiệp ước An ninh và Bảo vệ giữa Tokyo và Washington cũng như liên minh quân sự với Australia. Mỹ vẫn đang sử dụng căn cứ tiền tuyến chiến lược ở Nhật Bản và các hậu cứ chiến lược ở Australia với lực lượng đồn trú 100.000 quân để tạo thế kiềm chế phòng ngừa và trực tiếp nhằm vào Trung Quốc.

Trong cuộc họp 3 bên mới đây, 3 nước trên đã  kêu gọi giải quyết hòa bình những tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế, đồng thời hối thúc tự do hàng hải và các chuyến bay (trên các vùng biển có tranh chấp). 

Tuyên bố chung của họ cũng cho biết lãnh đạo 3 nước đã cam kết làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác an ninh vốn đã bền chặt giữa 3 nước, khẳng định quan hệ đối tác Mỹ - Australia - Nhật Bản nhằm đảm bảo một tương lai hoà bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực này. Ông Zhao Jun cho rằng tất cả đều nhằm “chống lại” Trung Quốc.

Thứ hai, Mỹ, Nhật Bản và Australia tìm cách tạo ra một liên minh “tam giác sắt” để chuyển đổi “chiến lược hai mỏ neo” ban đầu thành một “liên minh 3 quốc gia". Mặc dù Mỹ bắt đầu thực hiện “chiến lược 2 mỏ neo” nhằm vào Trung Quốc từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan và Iraq sau vụ khủng bố 9/11 đã tiêu tốn nhiều nhân lực và vật lực của nước này. Bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Mỹ đã cắt giảm chi tiêu quân sự để giảm thâm hụt ngân sách. Đồng thời, chi phí dành cho các trang thiết bị tiếp tục tăng. Tất cả những yếu tố này đang cản trở việc nghiên cứu những loại vũ khí chính cũng như sự phát triển của quân đội Mỹ.

Liên minh "tam giác sắt" có thể hình thành hàng chục nhóm phòng thủ tên lửa trên biển.


Trong khi đó, do nắm bắt được cơ hội chiến lược để phát triển nhanh chóng, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có những bước tiến nhất định trong việc xây dựng vũ khí trang bị. Nếu Mỹ tiếp tục chiến lược hai neo với Nhật Bản và Australia là những nhân tố phụ, chỉ cung cấp căn cứ phía trước và bảo đảm hậu cần hay các hậu cứ và bảo đảm về tin tức tình báo, sẽ rất khó khăn cho quân đội Mỹ để duy trì quyền kiểm soát tuyệt đối tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, việc thúc đẩy hình thành liên minh 3 quốc gia là phù hợp với yêu cầu của Mỹ nhằm chuyển trọng tâm chiến lược và chính sách tái cân bằng tới châu Á-Thái Bình Dương; điều này cũng nhằm mục tiêu triển khai học thuyết tác chiến Không-Biển của Lầu Năm Góc ở biển Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với mục đích kết hợp các lực lượng hoạt động, công nghệ trang bị và bảo đảm hậu cần dưới dự chỉ đạo của quân đội Mỹ để giành lại lợi thế chiến lược trước Trung Quốc.

Thứ ba, Mỹ, Nhật Bản và Australia lập “tam giác sắt” để tạo ra một sự tích hợp về quân sự. Chìa khóa cho chiến lược liên minh 3 quốc gia là sự hòa nhập giữa quân đội của 3 nước trên, đặc biệt là sự tích hợp các trang thiết bị và vũ khí. Sau khi liên minh ba nước được hình thành, các bên sẽ tạo thành một hệ thống vũ khí hàng hải thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch tác chiến, phối hợp giữa các lực lượng, bảo đảm hậu cần, công nghệ và tác chiến liên quân.

Trong khi Mỹ dự định trang bị hơn 1.000 máy bay chiến đấu F-35, Nhật Bản và Australia cũng có kế hoạch mua hàng chục chiếc F-35 để thành lập nhóm chiến đấu cơ tàng hình lớn nhất để có ưu thế vượt trội trên không và trên biển.


Cụ thể, đầu tiên là sự tích hợp của hệ thống phòng thủ tên lửa. Lực lượng hải quân của Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ có tàu tuần dương lớp Ticonderoga; tàu khu trục lớp Arleigh Burke, Atago và Kongo, Hobart và Melbourne trong tương lai, tất cả đều được trang bị radar mảng pha chủ động cực mạnh, thiết bị phóng thẳng đứng, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa từ xa có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Do vậy, họ có thể hình thành hàng chục nhóm phòng thủ tên lửa trên biển.

Bên cạnh đó là sự tích hợp của các tàu chiến cỡ lớn. Lực lượng hải quân của Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ có số lượng các tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, tàu sân bay trực thăng và tàu chiến lớn, nhiều và mạnh nhất. Chúng sẽ trở thành những đơn vị cốt lõi của lực lượng hải quân 3 nước trên để tạo thành hàng chục nhóm tàu sân bay và tàu đổ bộ.

Tiếp theo là sự tích hợp của các tàu ngầm tiên tiến. Mỹ sở hữu các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia, Seawolf và Los Angeles. Nhật Bản sở hữu các tàu ngầm lớp Soryu và Oyashio, trong khi Australia cũng sở hữu một số tàu ngầm. Đây là những tàu ngầm tấn công hạt nhân và thông thường tiên tiến nhất, có thể kết hợp thành một số lượng lớn các nhóm tàu ngầm tấn công dưới nước ở cả các vùng biển sâu và xa.

Cuối cùng là sự tích hợp của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của các nước trên. Trong khi Mỹ dự định trang bị hơn 1.000 máy bay chiến đấu F-35, Nhật Bản và Australia cũng có kế hoạch mua hàng chục chiếc F-35 để thành lập nhóm chiến đấu cơ tàng hình lớn nhất để có ưu thế vượt trội trên không và trên biển.


Công Thuận (CCTV)
Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan đến Nhật
Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan đến Nhật

Tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan sẽ thay thế tàu George Washington của Mỹ hiện đang neo đậu tại căn cứ Yokosuka ở vịnh Tokyo, Nhật Bản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN