Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN |
1. Bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩuLệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga có hiệu lực từ ngày 7/8/2014 đối với một số mặt hàng của Mỹ, EU, Australia, Na Uy và Canada. Từ ngày 13/8/2015, danh sách các nước bị cấm xuất khẩu vào Nga được mở rộng thêm Albania, Herzegovina, Iceland, Liechtenstein, từ ngày 1/6/2016 thêm Ukraine.
Ngày 30/6/2017 Tổng thống Vladimir Putin gia hạn lệnh cấm nhập khẩu từ Mỹ và EU vào Nga đến ngày 31/12/2018.
Năm 2016 giới chuyên gia đã đánh giá thiệt hại của EU từ lệnh cấm này vào khoảng 50 tỷ euro, và thiệt hại năm 2017 tăng lên 70 - 80 tỷ euro.
Nga coi lệnh cấm là lời đáp trả lại hành động của Mỹ, EU và các nước khác và tuyên bố lệnh cấm sẽ chỉ được bãi bỏ khi các biện pháp trừng phạt Nga được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, Nga có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với hàng hóa từ EU, nơi bất bình cao nhất với biện pháp trừng phạt Nga, để cho thấy họ sẵn sàng thỏa hiệp. Một sức ép gia tăng từ phía doanh nghiệp lên các chính trị gia châu Âu có thể thúc đẩy bước đi này, chế độ trừng phạt có thể ít nhất được nới lỏng hoặc bắt đầu được nới lỏng.
2. Ngân hàng Trung ương Nga sẽ không giảm lãi suấtTrong năm 2017 Ngân hàng Trung ương Nga đã 6 lần giảm lãi suất, lần cuối cùng giảm hẳn 0,5 điểm phần trăm, còn 7,75%. Hiện thị trường chờ đợi chính sách tiền tệ - tín dụng sẽ tiếp tục được nới lỏng, bản thân Ngân hàng Trung ương Nga không loại trừ giảm lãi suất vào đầu năm, và trong vòng 1 - 2 năm tới lãi suất sẽ giảm còn 6 - 7%.
Không nghi ngờ rằng Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục giảm lãi suất, nhất là khi lạm phát năm 2017 ở mức 2,4 - 2,5%, rất xa với mục tiêu 4%.
Tuy nhiên trong thực tế tất cả phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Khả năng nới lỏng án phạt hoặc bất kỳ một nhân tố nào khác, bao gồm giá dầu lại giảm, đều có thể khiến tỷ giá xấu đi và lạm phát tăng nhanh.
Trong điều kiện đó Ngân hàng Trung ương Nga có thể hoãn việc giảm lãi suất lại để không tăng thêm sức ép. Dù đó sẽ là bước đi logic và đúng đắn, song sẽ là cú sốc đối với thị trường và nhà đầu tư.
3. Cổ phần hóa ồ ạtKế hoạch cổ phần hóa năm 2017 - 2019 được Chính phủ phê chuẩn vào tháng 2, liên quan đến án cổ phần nhà nước ở các doanh nghiệp “ALROSA”, “Sovkomflot” và ngân hàng VTB. 100% cố phần nhà nước trong “Sovkomflot” sẽ được giảm xuống 25%+1. Dự định bán 10,9% cổ phần của VTB, song được hoãn lại do VTB đang phải chịu án phạt (từ năm 2014).
Bộ Phát triển Kinh tế hy vọng thu về 36 tỷ ruble từ cổ phần hóa. Dù kế hoạch này quá tham vọng, vì trong điều kiện án phạt khó mà tìm được nhà đầu tư tư nhân mới, Chính phủ vẫn có thể mở rộng danh sách cổ phần hóa. Khó tin, song cho đến cuối năm có thể chờ đợi tiếp tục bán các ngân hàng, chia nhỏ các tập đoàn nhà nước lớn như Gazprom hay Rosneft.
4. Hợp pháp hóa tiền điện tử (crypto currency)Vấn đề này hiện đang gay cấn trên thế giới. Một mặt, không chính phủ nào muốn công nhận, đặt nó ngang hàng với đồng tiền quốc gia. Mặt khác, nhiều khả năng đi đầu trong việc hợp pháp hóa nó sẽ cho những cơ hội kinh tế vô cùng to lớn.
Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế Nga có những bình luận dè dặt về vấn đề này, so sánh nó với kim tự tháp tài chính nổi danh một thời MMM. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không cấm người dân giao dịch đồng tiền ảo.
Về phía những người ủng hộ đồng tiền ảo có Cố vấn tổng thống Nga về các vấn đề hội nhập kinh tế khu vực Sergey Glaziev. Ông đề xuất công nhận tiền ảo là tiền, một “hình thức tiền thứ ba” và lập ra đồng tiền ảo quốc gia, còn vì mục đích tránh án phạt.
Toàn quyền về kinh doanh Bói Titov cũng đề nghị Ngân hàng Trung ương giao dịch tiền điện tử như một ngoại tệ, đổi chúng ra đồng ruble, sử dụng trong xuất khẩu và nhập khẩu.
Cho đến ngày 1/7/2018, Nga sẽ phải đưa vào luật quy chế của đồng tiền điện tử, khái niệm công nghệ chuỗi khối (blockchain), cũng như token (Chữ ký số) và Hợp đồng thông minh. Cơ quan quản lý phải xây dựng được các yêu cầu đối với “đào tiền ảo” (mining), ICO, và nghĩ ra biện pháp để đánh thuế các “thợ mỏ”.
5. Ra khỏi thỏa thuận OPEC+
Nhờ có thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ mà giá dầu giữ được ở mức ổn định và khá cao.
Trong lúc này, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng tình hình thị trường dầu thế giới đang tác động trái chiều đến nền kinh tế Nga. Một mặt, thỏa thuận cắt giảm sản lượng kiềm giữ Nga tăng xuất khẩu dầu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đầu tư ở khu vực khai thác dầu mỏ. Mặt khác, nhân tố giá kiềm giữ nguồn thu từ xuất khẩu. Cùng với xuất khẩu hàng hóa khác gia tăng do nhu cầu bên ngoài, nó làm tăng thặng dư cán cân thương mại và đảm bảo tính bền vững cho các giao dịch vãng lai của cán cân thương mại Nga nói chung.
Song nếu giá dầu giảm bất chấp thỏa thuận của OPEC+ hoặc thỏa thuận không hiệu quả như mong muốn, thì bản thân thỏa thuận sẽ mất ý nghĩa. Từ trước các công ty Nga đã không mặn mà ủng hộ gia hạn thỏa thuận, vì vậy trong trường hợp này tốt hơn nên dừng thỏa thuận, và chất xúc tác ở đây chính là việc Nga rời khỏi thỏa thuận.