Theo Michael Pillsbury - một học giả cao cấp tại Viện Hudson, từng là Giám đốc kế hoạch của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Tổng thống Reagan và Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng về Kế hoạch Chính sách, sau đó là Trợ lý đặc biệt về Châu Á cho Giám đốc Văn phòng Net Assessment (thuộc Bộ Quốc phòng) dưới thời chính quyền Bush, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một nhóm các nhà hoạch định quốc phòng có ảnh hưởng của Mỹ đã tìm cách để hiểu những quyết định trong lĩnh vực quân sự của Liên Xô bằng cách thăm dò xem các tướng lĩnh của họ đánh giá về chiến tranh và những đối thủ như thế nào. Điều này chỉ đạt được thông qua việc thu thập và phân tích tình báo, trong đó bao gồm việc sử dụng rộng rãi các nguồn mở. Nhưng một nỗ lực tương tự để hiểu về suy nghĩ của Trung Quốc đã không được các nhà phân tích hiện nay tiến hành. Lý do biện hộ cho trường hợp này là họ rất khó tiếp cận được với hàng loạt các chính sách của Trung Quốc. Biết những nỗi sợ hãi và quan ngại của quân đội Trung Quốc có thể cung cấp những cái nhìn về kế hoạch quân sự của Bắc Kinh, trong khi giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể tiếp cận được những lựa chọn chiến lược thành công nhất. Dưới đây là những nỗi sợ về mặt tâm lý chiến lược của Bắc Kinh:
Sợ bị phong tỏa từ hướng biểnNhiều người trong giới quân sự Trung Quốc sợ rằng nước này có thể sẽ dễ dàng bị phong tỏa bởi một sức mạnh từ bên ngoài. |
Nhiều người trong giới quân sự Trung Quốc sợ rằng nước này có thể sẽ dễ dàng bị phong tỏa bởi một cường quốc/sức mạnh từ bên ngoài, bởi vì về mặt địa lý, một chuỗi đảo trải dài từ Nhật Bản tới Philippines (chuỗi đảo thứ nhất) được cho là vật cản tự nhiên ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với các vùng biển mở, điều mà các nước xung quanh có thể khai thác một cách tích cực.
Thực vậy, một cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản đã tuyên bố rằng các tàu ngầm của Trung Quốc khó có thể tiến vào vùng nước sâu ở Thái Bình Dương thông qua chuỗi đảo Ryukyu, tới phía Bắc hoặc phía Nam Đài Loan, hay thông qua eo biển Bashi (Luzon) mà không bị phát hiện bởi các lực lượng tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản. Kết quả là, các học giả quân sự của Trung Quốc thường xuyên thảo luận về sự cần thiết của công tác huấn luyện, diễn tập và một kế hoạch hành động quân sự nhằm phá vỡ thế phong tỏa này.
Sợ mất các nguồn tài nguyên biểnMột nỗi sợ trên biển khác mà các học giả Trung Quốc quan ngại là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị ở xung quanh các vùng biển của nước này sẽ bị các cường quốc bên ngoài khai thác vì sự yếu kém của lực lượng hải quân Trung Quốc, đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của họ.
Zhang Wenmu, một cựu chuyên gia phân tích thuộc một nhóm cố vấn của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Hải quân liên quan đến sức mạnh trên biển của Trung Quốc và sức mạnh trên biển liên quan đến sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Theo tôi, nếu một quốc gia thiếu sức mạnh trên biển, sự phát triển của quốc gia đó là không có tương lai”.
Sợ bị chặn các tuyến đường lưu thông trên biểnCác học giả Trung Quốc ủng hộ xây dựng một lực lượng hải quân biển xanh nhằm bảo vệ các tuyến đường vận tải biển và mở rộng sức mạnh của nước nước này ra bên ngoài. |
Nhiều học giả Trung Quốc đã đề cập đến việc dễ bị tổn thương của các tuyến đường lưu thông trên biển (SLOC) của nước này, đặc biệt là tuyến đường giao thông dầu mỏ “huyết mạch” ở eo biển Malacca. Vì thế họ ủng hộ phát triển một lực lượng hải quân biển xanh để bảo vệ các lĩnh vực nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc.
Theo một nhà quan sát về Trung Quốc, các hạm đội của Mỹ, Nhật và Ấn Độ cùng nhau “tạo ra một áp lực áp đảo nhằm vào nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc”, nhưng một nghiên cứu khác kết luận rằng chỉ Mỹ mới có đủ sức mạnh và “dũng khí” để phong tỏa các tuyến đường vận chuyển dầu của Bắc Kinh. Tương tự, trong cuốn sách “Campaign Theory Study Guide” (tạm dịch: Cẩm nang Nghiên cứu Phương pháp Chiến dịch) được các học giả tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc (NDU) biên soạn năm 2001, các tác giả đã đặt ra những kịch bản tiềm năng về sự ngăn chặn và bảo vệ các tuyến đường lưu thông trên biển.
Một vài học giả còn bày tỏ sự cấp bách: “Liên quan đến các vấn đề cấm vận trên biển hay các tuyến đường chở dầu bị gián đoạn. Trung Quốc phải ‘chuẩn bị ngôi nhà của mình trước khi trời đổ mưa’”. Lời biện hộ này dường như muốn nhanh chóng chuyển những ưu tiên từ một lực lượng Hải quân với các tàu ngầm làm trung tâm sang một lực lượng hải quân với các tàu sân bay làm trọng tâm.
Ngoài những vấn đề trên, tác giả còn cho rằng Bắc Kinh còn các nỗi sợ khác như: Can thiệp và chia cắt lãnh thổ; bất ổn nội bộ, bạo động, nội chiến và chủ nghĩa khủng bố; sợ các đường ống dẫn bị tấn công hoặc các cuộc tấn công từ tàu sân bay; sợ bị không kích; sợ Đài Loan độc lập; sợ bị tấn công mạng,… và "sợ" cả các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản và Nga.
Công Thuận