Nước cờ chiến lược của Nga tại Trung Á

Khả năng về tình hình an ninh đang xấu đi tại Afghanistan do hậu quả của việc rút toàn bộ hoặc một phần Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) sau năm 2014 dường như đã mang đến cho Nga một cơ hội quay trở lại Trung Á.

Các nước khu vực Trung Á.


Do lo ngại về mối nguy hiểm Afghanistan một lần nữa trở thành một "thiên đường" an toàn cho các nhóm thánh chiến khác nhau, đầu năm nay, Điện Kremlin đã cam kết mở rộng căn cứ quân sự của mình trong khu vực và hiện đang cung cấp một lượng lớn thiết bị quân sự cho Kyrgyzstan và Tajikistan, hai quốc gia Trung Á có căn cứ quân sự của Nga và là thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh Tập thể (CSTO) - một khối an ninh thời hậu Xô Viết.

Nga đã hứa sẽ cung cấp hợp đồng vũ khí trị giá hơn 1,2 tỷ USD cho quân đội Kyrgyzstan và Tajikistan, bao gồm cả máy bay trực thăng quân sự, hệ thống phòng không, xe tăng, xe bọc thép và nhiều loại vũ khí phục vụ chương trình huấn luyện quân sự cho các sỹ quan.

Các nhà quan sát cho rằng sự giúp đỡ trên của Nga là nhằm phản ứng với những kế hoạch của chính phủ Mỹ viện trợ hoặc bán các thiết bị quân sự hiện đang được sử dụng tại Afghanistan với mức giá ưu đãi cho các nước Trung Á thay vì vận chuyển nó về Mỹ với chi phí rất cao.

Nếu kế hoạch trên của Washington trở thành hiện thực, Mỹ sẽ thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Trung Á và dễ dàng xâm nhập vào nơi được coi là “sân sau”của Nga, chính vì vậy Moskva đã thực hiện một quyết định chưa từng có - đó là cung cấp một số lượng lớn các thiết bị quân sự của mình cho Kyrgyzstan và Tajikistan.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tăng cường ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm gần đây đã bước lên một tầm cao mới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Kazakhstan, là đối tác thương mại lớn thứ hai của 4 nước Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan, là quốc gia đầu tư chính của những nước nói trên. Các khoản vay từ Trung Quốc có hy vọng trở thành nguồn vốn quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của các nước Trung Á. Chỉ riêng các dự án lớn của Kazakhstan, Trung quốc đã cung cấp một khoản vay trị giá 13 tỷ USD.

Với việc Nga đưa ra Liên minh Á-Âu, Mỹ đề ra và kế hoạch “Con đường Tơ lụa mới” và chiến lược Đại Trung Á, thì tháng 9/2013, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trung Quốc tới Trung Á, ông Tập Cận Bình đề ra đại chiến lược “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” của Trung Quốc – một dự án toàn diện mở rộng ra các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Nếu phát triển thuận lợi, nó có thể hợp nhất khoảng 3 tỷ người. Trong khi đó, dự án của Nga có dân số và thị trường nhỏ hơn tới 10-15 lần. Liên quan tới cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có thể giúp các quốc gia Trung Á khôi phục và xây dựng đường bộ và đường sắt tới châu Âu. Trong khuôn khổ “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa”, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Cộng đồng Kinh tế Á-Âu có thể hợp tác với nhau, và không loại trừ khả năng bao hàm cả “Con đường Tơ lụa mới” của Mỹ. Nghĩa là dự án Trung Quốc sẽ nuốt cả dự án của Nga và Mỹ.

Trên cơ sở ưu thế về vũ khí, trang bị và là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới cùng với việc nước này đang thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân sự quy mô lớn, Nga dự kiến sẽ thay thế một số thiết bị quân sự cũ bằng hệ thống vũ khí mới tiên tiến hơn và các vũ khí cũ này có thể sẽ được bán với mức giá thấp cho các nước có mối quan hệ truyền thống. Lô hàng đầu tiên trong kế hoạch chuyển giao vũ khí của Nga cho hai quốc gia trên sẽ được thực hiện đầu năm nay trong khi kế hoạch của Mỹ dường như đang bị đình trệ do Washington kèm vấn đề nhân quyền tại một số nước Trung Á.

Các gói vũ khí do Nga cung cấp sẽ giúp Kyrgyzstan và Tajikistan tăng đáng kể khả năng chiến đấu của quân đội hai nước này và giảm mức độ phụ thuộc vào sự bảo vệ trực tiếp của Moskva, đồng thời sẽ đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ một Afghanistan không ổn định, và với nước cờ mới này, Nga có thể khẳng định vị thế thống trị của mình tại khu vực này trong bối cảnh cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Trung Á ngày càng tăng.


CT
(Theo AsiaTimes)

Nga phản đối tuyên bố của Hội đồng Bảo an về Syria
Nga phản đối tuyên bố của Hội đồng Bảo an về Syria

Nga đã phản đối một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Anh soạn thảo, trong đó lên án các vụ tấn công của Chính phủ Syria nhằm vào thành phố Aleppo.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN