Phép thử dân chủ của Ai Cập

Phiên tòa xét xử Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi và 14 bị cáo khác ngày 4/11 đã bị hoãn ngay sau khi mới bắt đầu, do những lời cầu nguyện của các bị cáo gây trở ngại cho quá trình xét xử. Giới phân tích nhận định việc xét xử ông Morsi là một phép thử đối với tiến trình dân chủ ở Ai Cập.


Nguy cơ phi dân chủ


Trước thời điểm khai cuộc, phiên tòa này đã làm dấy lên không ít lo ngại về nguy cơ bất ổn gia tăng tại Ai Cập, trong bối cảnh tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) tuyên bố sẽ chống lại các cuộc đàn áp an ninh và trấn áp biểu tình và gây sức ép đối với giới quân đội khôi phục quyền lực cho ông Morsi.


Đây là lần thứ hai trong vòng 2 năm qua, Ai Cập lại có nhà lãnh đạo cao nhất bị lật đổ và bị đưa ra trước vành móng ngựa và quốc gia Arập rộng lớn này lại có nguy cơ rơi vào chế độ mất dân chủ. Sau cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Hosni Mubarak, đã xuất hiện hy vọng Ai Cập sẽ theo đuổi cải cách dân chủ và từng bước khôi phục nền kinh tế để phát triển một cách thịnh vượng. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa MB và chính phủ do quân đội hậu thuẫn đã gây ra tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Phiên tòa xét xử ông Morsi cùng 14 thủ lĩnh của MB nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây ra các mâu thuẫn sâu sắc giữa hai lực lượng này.


Sinh viên Ai Cập tuần hành đòi "lật đổ chính quyền quân sự" và phục chức cho Tổng thống bị phế truất Morsi. Ảnh: AFP-TTXVN


Sau khi ông Mubarak bị lật đổ, MB đã giành chiến thắng trong cáccuộc bầu cử và đưa ông Morsi lên làm tổng thống. Tuy nhiên, hàng triệu người dân Ai Cập đã ngày càng bất bình với cách cầm quyền trong suốt một năm sau đó của ông Morsi. Họ đã tràn xuống các đường phố và biểu tình, kêu gọi nhà lãnh đạo Hồi giáo này từ chức. Giới quân đội Ai Cập tuyên bố rằng họ phải hành động vì nguyện vọng của người dân và phế truất ông Morsi, đồng thời vạch ra một lộ trình chính trị mà họ khẳng định là sẽ mở đường cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tuy nhiên, những cam kết này vẫn không thể “trấn an” các đồng minh phương Tây, những người luôn mong muốn can thiệp vào tình hình Ai Cập nói riêng và Trung Đông nói chung.


Theo đuổi con đường nào?


Cựu Tổng thống Morsi có thể sẽ phải đối mặt với án tù chung thân hoặc tử hình nếu có các bằng chứng chứng minh ông có tội. MB đã kêu gọi những người ủng hộ tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 4/11. Tuy nhiên, các cuộc tuần hành đã bị thu hẹp đáng kể do cuộc trấn áp của lực lượng an ninh. Tổ chức Hồi giáo lâu đời và có nhiều ảnh hưởng nhất tại Ai Cập này đã bị cấm hoạt động và bị kiểm soát ngân sách. Tư lệnh Quân đội là Tướng Abdel Fattah al-Sisi, người lật đổ ông Morsi, nhanh chóng giành được sự ủng hộ của dư luận và hầu hết đều tin rằng nhân vật này sẽ giành chiến thắng nếu tham gia tranh cử tổng thống. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm túc rằng "MB nhất định sẽ phải hối hận nếu có các hành động bạo lực".


Các tổ chức nhân quyền cho rằng phiên tòa xét xử ông Morsi sẽ cho thấy Ai Cập dự định theo đuổi con đường dân chủ hay chấp nhận một lần nữa nằm dưới sự kiểm soát của giới quân đội. Hassiba Hadj Sahraoui - Phó Giám đốc phụ trách Chương trình Trung Đông Bắc Phi thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) - nhận định: "Phiên tòa sẽ là phép thử đối với giới chức Ai Cập. Họ nên xét xử Morsi tại tòa án và xét xử một cách công bằng, cho phép ông ấy có quyền bác bỏ và kháng cáo. Nếu không làm được điều này, dư luận sẽ đặt câu hỏi về các động lực thực sự đằng sau phiên tòa". Bà cũng nhấn mạnh rằng phiên tòa không thể diễn ra nếu thiếu sự có mặt của ông Morsi.



TTK (theo Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ thăm Ai Cập trước phiên xử ông Morsi
Ngoại trưởng Mỹ thăm Ai Cập trước phiên xử ông Morsi

Ngày 3/11, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến thăm Ai Cập lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mohamed Morsi bị phế truất.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN