Phương Tây làm gì khi Tổng thống Syria vượt giới hạn đỏ?

Theo Hội đồng quốc tế Canada ngày 26/8, nếu được xác định rõ ràng đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã vượt qua “giới hạn đỏ” của Tổng thống Mỹ Barack Obama, dẫn đến những tranh cãi mới về khả năng can thiệp của phương Tây.

Trong bối cảnh Nga có quyền phủ quyết nhất định tại Liên hợp quốc (LHQ), đội ngũ của ông Obama đang xem xét lại các chiến dịch không kích của NATO trong cuộc chiến Kosovo, coi đây như một ví dụ về cách thức để nhận được sự hỗ trợ quốc tế nhiều nhất và tính hợp pháp được công nhận cao nhất có thể cho bất kỳ lựa chọn quân sự nào. Ngoài ra, phương Tây cũng đang phải đối mặt với một thách thức lớn là không tìm được giải pháp nào tốt nhất cho vấn đề Syria.

Xe tăng quân chính phủ Syria tại Jobar ngày 24/8/2013. Ảnh: AFP/TTXVN


Phương án tấn công Syria bằng tên lửa hành trình tương đối tốn kém, cho dù phương án này chỉ được áp dụng trong một thời gian tương đối ngắn nhằm cô lập Syria. Tuy nhiên, kết quả là "bằng hòa" khi các tên lửa hành trình, mặc dù gây thiệt hại tối thiểu, nhưng lại không tạo ra sự khác biệt trên mặt đất. Việc tấn công bằng tên lửa có lẽ chỉ đáp ứng được lời kêu gọi của nhiều nước rằng "phải làm điều gì đó đối với Syria", chứ không mang lại nhiều hiệu quả.

Về việc thiết lập vùng cấm bay dọc biên giới Syria như NATO đã làm ở Libya cũng cần phải cân nhắc. Ở Syria, một vùng cấm bay trên lãnh thổ nước này không có nhiều tác động vì Tổng thống Assad có thể vẫn dựa vào tên lửa và pháo để gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng đối lập, và dân thường có thể sẽ bị lọt vào làn đạn giao tranh. Ngoài ra, nếu áp dụng một chiến dịch kiểu Libya, các cường quốc phương Tây có thể sẽ gặp nhiều trở ngại vì phe đối lập Syria, ngoại trừ có chung sự thù địch với Tổng thống Assad, bị chia rẽ khá sâu sắc.

Việc sử dụng các lực lượng mặt đất sẽ là cần thiết để bảo đảm an toàn cho kho vũ khí hóa học và có thể loại bỏ ông Assad. Tuy nhiên, không một quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chi phí như vậy sau nhiều cuộc chiến tranh hao tiền tốn của như ở Iraq và Afghanistan và trong bối cảnh nhiều nước đang phải áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Với Canada, khả năng can thiệp vào Syria chắc chắn là ít hơn những gì Mỹ sẽ làm. Có lẽ, Mỹ sẽ tham gia vào một cuộc không kích Syria và có lý do để tin rằng Thủ tướng Canada Harper sẽ không nhiệt tình như trong chiến dịch Libya bởi vì khả năng thành công thấp, ngân sách hỗ trợ cho cuộc chiến của Ottawa khá eo hẹp.

Hơn nữa, ông Harper hiện đang tập trung chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm 2015. Có lẽ Canada sẽ tránh đóng vai trò quan trọng nào đó trong các nỗ lực sắp tới của cộng đồng quốc tế đối với Syria. Tuy nhiên, ông Obama cũng khó “trách cứ” các quốc gia khác ít nhiệt tình vì ngoại giao của Mỹ chủ yếu tập trung vào Nga, Trung Quốc và châu Âu.


TTK
Anh triển khai chiến đấu cơ áp sát Syria
Anh triển khai chiến đấu cơ áp sát Syria

Theo tờ Guardian ngày 26/8, máy bay vận tải C-130 và máy bay chiến đấu của Anh đã được triển khai đến quốc đảo Síp thuộc khu vực Địa Trung Hải trong bối cảnh phương Tây đang "khua chiêng múa trống" về một cuộc tấn công sắp xảy ra đối với Syria.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN