Mới đây, Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ (CCS) đã thông qua quyết định thành lập một quân đoàn sơn cước gồm khoảng 45.000-50.000 quân nhằm đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ Trung Quốc. Khu vực biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo kế hoạch, tiến trình thành lập quân đoàn này sẽ mất hơn 7 năm và
tiêu tốn khoảng 640 tỷ rupee (hơn 10 tỉ USD), gần bằng một nửa ngân sách
quốc phòng của năm tài chính 2013-2014. Các chuyên gia an ninh Ấn Độ
đánh giá rằng đây là “một bước đi đúng hướng”. Theo họ, một khi được
thành lập và đi vào hoạt động đầy đủ, quân đoàn sơn cước sẽ tăng khả
năng chiến đấu dọc Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) giáp Trung Quốc và
có khả năng ngăn chặn bất cứ cuộc “phiêu lưu quân sự” nào của Trung
Quốc.
Tuy nhiên, trong bài viết đăng trên báo “The Hindu” ngày
29/7, chuẩn Đô đốc Hải quân Ấn Độ Raja Menon cho rằng việc thành lập
quân đoàn này không phải là giải pháp duy nhất. Một số nhà bình luận có
quan điểm rằng vụ xâm nhập của lính Trung Quốc vào khu vực Depsang đã
dẫn tới quyết định dứt khoát của Ấn Độ về thành lập quân đoàn sơn cước.
Tuy
nhiên, việc Ấn Độ thành lập quân đoàn sơn cước cũng có những mặt bất
lợi. Thứ nhất là do hạn chế về địa lý để triển khai các cuộc tấn công;
thứ hai Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) hùng mạnh của Trung Quốc có ngân
sách quốc phòng gấp ba lần Ấn Độ; thứ ba quân đoàn sơn cước sẽ gặp trở
ngại về thời gian và địa điểm để tiến hành phản công.
Lục quân Ấn Độ là một tổ chức tốt nhưng là một trong những
lực lượng lục quân nặng nề nhất thế giới. Tỷ lệ thiết giáp - bộ binh của
Lục quân Ấn Độ rất chênh lệch và khả năng cơ động yếu. Và 600 tỷ rupee
sẽ không giải quyết được tất cả những khiếm khuyết này. Thay vào đó,
quân đoàn sơn cước thậm chí sẽ trở thành lực lượng bộ binh nặng nề hơn
và 600 tỷ rupee sẽ bị lãng phí trong việc xử lý tình trạng chênh lệch
lớn so với số quân cũng như khả năng cơ động của PLA.
Trong khi đó, điểm yếu của Trung Quốc nằm ở Ấn Độ Dương - một sự thật mà thậm chí Bắc Kinh sẽ phải thừa nhận. Sự thịnh vượng về kinh tế khiến Trung Quốc phải tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở cả châu Phi, tạo nên những tuyến giao thông đường biển (SLOC) lớn đi qua Ấn Độ Dương. 60 tỷ rupee được chi để tăng cường khả năng cản phá của Hải quân Ấn Độ sẽ cho phép Ấn Độ kiểm soát được các tuyến đường Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương. Toàn bộ khu vực biên giới giáp Trung Quốc sẽ được Ấn Độ giữ vững nếu lực lượng Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương được đầu tư 600 tỷ rupee. Một đội tàu ngầm hạt nhân nhỏ và một nhóm khoảng ba chiếc tàu sân bay hoạt động tại Ấn Độ Dương có thể làm lụi bại Trung Quốc về phương diện kinh tế.
TTK