Tại sao châu Âu là mục tiêu chính của IS?

Năm 2015, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã không ngừng gia tăng các cuộc tấn công trên thế giới. Các cuộc tấn công gần đây tại Brussels (Bỉ), Nice, Saint-Étienne-du-Rouvray (Pháp) và Đức khiến người ta càng chú ý hơn tới những lời kêu gọi của IS thực hiện các cuộc tấn công vào châu Âu và đặc biệt là Pháp.

Chỉ trong vòng vài tháng, IS đã tiến hành nhiều vụ tấn công tại nhiều nước châu Âu. Tuy số lượng thương vong không nhiều bằng các vụ khủng bố xảy ra tại Trung Đông nhưng mức độ ảnh hưởng tâm lý thì rất lớn bởi châu Âu từ lâu vốn được coi là khu vực yên bình nhất trên thế giới. Và điều đáng lo là các mối đe dọa thánh chiến đang không ngừng tăng ở châu Âu.

Sau các vụ đánh bom kép tại Brussels tháng 3/2016, châu Âu rất quan tâm đến cách thức làm thế nào IS đã mạnh hơn trong năm 2015 và gia tăng các mối đe dọa tấn công bên ngoài biên giới của Vương quốc Hồi giáo. Đây là một cách để tổ chức thánh chiến Hồi giáo này gián tiếp mở rộng ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài Iraq và Syria, nơi IS đang gặp nhiều khó khăn (do bị liên minh quốc tế tăng cường tấn công).

Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ tấn công bằng xe tải ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp, khiến ít nhất 84 người thiệt mạng tối 14/7. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Myriam Benraad, chuyên gia Viện Nghiên cứu Arập và Hồi giáo (IREMAM), cho rằng sự gia tăng các cuộc tấn công ở nước ngoài là rõ ràng kể từ tháng 6/2016 và đáp ứng sự kêu gọi của IS trước tháng lễ Ramadan rằng "hãy tấn công kẻ thù trong lòng chúng" thay vì đến đầu quân tại lãnh thổ của tổ chức này. Cuộc tấn công “đã bắt đầu từ Đức dù Đức không thực sự tham gia liên minh quân sự chống IS. Thậm chí, hiện nhóm các nước BRICS như Brazil hay Nga cũng bắt đầu bị đe dọa”. Điều nguy hiểm là IS vẫn đang “đứng vững” và “chiếm được thêm các vùng lãnh thổ”.

Một sự thật rất rõ ràng là IS đang tăng cường và mở rộng các mối đe dọa đến châu Âu. Các cuộc tấn công ở Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ phải bị lên án mạnh mẽ. Không phải tất cả đều được IS chính thức tuyên bố tiến hành - như ở Copenhagen hay Saint-Quentin-Fallavier - song tất cả dấu vết và cách thức tấn công đã cho thấy chúng có liên quan tới IS.

Chuyên gia Myriam Benraad nói: "IS đã tự thêu dệt một cuộc chiến tranh của phương Tây chống lại đạo Hồi trong khi liên minh quốc tế trong đó có nhiều quốc gia châu Âu đang tạo ra một cuộc thập tự chinh mới chống lại người Hồi giáo". Sự gần gũi về địa lý cũng làm cho châu Âu trở thành một mục tiêu dễ dàng tấn công hơn so với Mỹ.
Trên thực tế, kể từ tháng 1/2015, 11 cuộc tấn công hoặc âm mưu tấn công là ở Pháp. Nếu tính về số vụ tấn công cũng như số lượng nạn nhân thì Pháp có số vụ khủng bố và số thương vong cao nhất ở châu Âu.

Lý giải nguyên nhân, ông Myriam Benraad nhắc lại: “Pháp là một phần của liên minh quốc tế, Pháp đã ném bom các cơ sở của IS”. Ngoài ra, quá khứ thuộc địa của Pháp cũng là một nguyên nhân. IS đã khơi lại mối hận thù trong quá khứ và lấy cớ rằng chúng phải thanh toán các món nợ với chế độ thực dân. Năm 2014, IS đã phát một đoạn video nói về sự phản bội của Anh-Pháp và kích động bạo lực chống phương Tây. Với sự tuyên truyền này của IS thì việc bùng nổ các vụ tấn công tại Pháp là điều khó tránh khỏi.

Về việc rất nhiều thanh niên tại các quốc gia châu Âu lên đường đến Trung Đông đầu quân cho IS, theo đánh giá của một cựu lãnh đạo tình báo Anh thì có khoảng 27.000 - 31.000 chiến binh thánh chiến nước ngoài từ 86 quốc gia đã có mặt ở Iraq và Syria vào cuối năm 2015. Còn theo số liệu từ Bộ Nội vụ Pháp công bố cuối tháng 12/2015, gần 500 thanh niên Pháp có thể đã đến Syria và khoảng 200 trong số này có thể đã trở về Pháp; số này đang là một mối đe dọa lớn và là những “sản phẩm xuất khẩu khủng bố” của IS.

Vấn đề khác là một số các cuộc tấn công cũng đã được gây ra bởi những kẻ cực đoan mà chưa bao giờ đến Syria, ví dụ như kẻ gây ra vụ thảm sát tại Nice. Nguyên nhân một phần là từ các hoạt động tuyên truyền mạnh mẽ của các tổ chức khủng bố. Tháng 9/2014, Abu Mohamed al Adnani, phát ngôn viên của IS, đã kêu gọi xử lý các "kẻ ngoại đạo" bằng mọi cách có thể.

TTK
Nghi phạm khủng bố ở Crimea là công dân Ukraine
Nghi phạm khủng bố ở Crimea là công dân Ukraine

Đối tượng Yevgeny Panov - bị bắt vì tình nghi tổ chức các vụ tấn công khủng bố ở Crimea - là công dân Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN