Tiết lộ về mạng lưới mua quan bán tước của Từ Tài Hậu

Với việc thân tín của Từ Tài Hậu (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã bị bắt và chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp) lần lượt sa lưới, thủ đoạn kiếm tiền thông qua việc mua quan bán tước của những "con hổ" trong quân đội Trung Quốc (bao gồm Từ Tài Hậu) cũng dần dần bại lộ. Ngoài ra, sự việc còn phơi bày nhiều vấn đề trong thể chế quản lý của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Theo tờ "Đông phương Nhật báo", phe cánh của Từ Tài Hậu chủ yếu tập trung trong hệ thống Tổng cục Chính trị PLA, đặc biệt là trong đội ngũ tướng lĩnh giữ cương vị Tổng Thư ký, Cục trưởng Cục Cán bộ, Cục trưởng Cục Tổ chức thuộc Tổng cục Chính trị. Họ không chỉ là những kẻ trực tiếp bán quan tước giúp Từ Tài Hậu, mà còn là kẻ được lợi trong thể chế bán quan tước đó.

Sự tấn thăng của Vu Đại Thanh (Phó Chính ủy Pháo binh II, đã bị lập án điều tra), Trương Cống Hiến (Chủ nhiệm Cục Chính trị, Quân khu Tế Nam, đã bị cách chức)... là những ví dụ điển hình.

Báo trên cho rằng Từ Tài Hậu đã dựa vào những cán bộ thuộc ngành tổ chức cán bộ để cài cắm thân tín của mình và những vị trí chủ chốt trong các quân binh chủng như Hải, Lục, Không quân và Pháo binh II (tên lửa chiến lược), các quân khu, nắm chắc đại quyền điều động, bố trí nhân sự trong toàn quân.

Ông Từ Tài Hậu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ảnh: nytimes.com.


Tất cả các quan chức từ cấp trung đoàn, sư đoàn trở lên của PLA nếu muốn tấn thăng đều phải biếu họ tiền, quà tặng, công trình, gái đẹp, còn họ sau đó sẽ mang lợi ích tới cho Từ Tài Hậu, từ đó hình thành một mạng lưới bán quan tước kiếm tiền, dẫn tới tình trạng sĩ khí trong quân đội ngày một đi xuống, còn chức vụ các cấp đều có giá cả rõ ràng.

Ngoài việc tạo ra một mạng lưới bán quan tước kiếm tiền không có kẽ hở, những kẻ như Từ Tài Hậu còn thực hiện thiết kế về mặt chế độ, thực thi cái gọi là "bình xét dân chủ", "xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị", lấy danh nghĩa là tìm kiếm hiền tài, nhưng thực ra là để vơ vét tiền tài. Có thông tin cho biết không phải Từ Tài Hậu nhận tiền bừa phứa, mà phải thông qua sàng lọc nhất định. Họ chỉ nhận "tiền bẩn" từ những kẻ biết tiêu tiền, dám tiêu tiền và có thể giữ bí mật.

Sau khi nhận hối lộ, họ sẽ đưa kẻ hối lộ vào danh sách cán bộ dự bị để có cơ hội được đề bạt. Nếu "chồng đủ tiền", cán bộ dự bị sẽ dễ dàng đi qua cửa ải "bình xét dân chủ", được đề bạt, thậm chí là trọng dụng. Những cán bộ không hối lộ hoặc không chịu nghe lời sẽ bị chặn lại ở cửa "bình xét dân chủ" với lý do "nền tảng ủng hộ của quần chúng quá kém", bất luận ra sao cũng không thể được đề bạt.

Nhờ lợi dụng thể chế tuyển chọn, đề bạt cán bộ như vậy, những nhân vật như Từ Tài Hậu đã "nhào nặn" ra đội ngũ sĩ quan trong toàn quân đội Trung Quốc. Bề ngoài, công tác tuyển chọn đề bạt rất công bằng, công chính và công khai, nhưng kỳ thực đã có sự tính toán. Cũng chính vì vậy, Từ Tài Hậu bán quan tước trong quân đội Trung Quốc 10 năm mà rất ít khi bị "hở sườn". Nếu không có Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Thượng tướng Lưu Nguyên - đứng lên, kiên trì đấu tranh, "hổ lớn thế kỷ" Từ Tài Hậu chút nữa đã có thể thực hiện "hạ cánh mềm" về chính trị.

Tuy những kẻ như Từ Tài Hậu đã bị xử lý, nhưng thể chế và mạng lưới bán quan tước vẫn chưa dừng vận hành. Ví dụ điển hình nhất là trong 6 tháng đầu năm 2014, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ân Phương Long tới khảo sát cán bộ ở lực lượng cảnh sát vũ trang, kết quả "bình xét dân chủ" khi đó cho thấy Tư lệnh Bộ đội Xây dựng Thủy điện Lưu Chiếm Kỳ giành được nhiều sự tín nhiệm nhất trong số cán bộ dự bị chức trưởng cấp quân đoàn.

Tuy nhiên, nửa năm sau, Lưu Chiếm Kỳ đã bị "song quy" (một biện pháp điều tra của ngành kiểm tra kỉ luật Trung Quốc yêu cầu cá nhân liên quan phải có mặt ở địa điểm quy định, vào thời gian quy định trả lời các vấn đề liên quan).

Một trường hợp khác là Phó Chính ủy Pháo binh II Trương Đông Thủy đã bị bắt sau khi được đề bạt nhậm chức được mười mấy ngày vì vấn đề mua quan bán tước bị bại lộ. Thực trạng này cho thấy sự nghiệp làm trong sạch quân đội của lãnh đạo thế hệ 5 ở Trung Quốc rất nặng nề, đặc biệt việc cải cách chế độ đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.


TTK


Xung quanh vụ Trung Quốc bắt Thứ trưởng An ninh QG
Xung quanh vụ Trung Quốc bắt Thứ trưởng An ninh QG

Các nhà điều tra chống tham nhũng của Trung Quốc mới đây đã bắt giữ Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Mã Kiện trong một vụ án tham nhũng được cho là có liên quan đến Tập đoàn công nghệ Phương Chính của Trung Quốc Đại lục.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN