Trần nợ công nguy hiểm hơn việc chính phủ Mỹ đóng cửa

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo vấn đề trần nợ công của Mỹ sẽ ngày càng nghiêm trọng và gây rắc rối hơn so với việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa từ ngày 1/10 và dự kiến sẽ kéo dài ít nhất một tuần.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ chìm vào "bóng đêm". Ảnh: Internet


Hệ quả rõ ràng nhất là thiệt hại về các khoản bồi thường cho nhân viên liên bang - những nhân viên "quèn" bị cho nghỉ phép - điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới chi tiêu quốc gia và đặt gánh nặng lên sự phát triển của nền kinh tế.

Ngày 1/10, ngân hàng Mỹ J.P. Morgan báo cáo rằng khoảng 710.000 nhân viên liên bang đã nghỉ phép, điều này đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ phải bồi thường khoảng 260 triệu USD/ngày hay 1,3 tỷ USD/tuần vì tạm ngừng hoạt động. Ngân hàng này cũng ước tính rằng cứ mỗi tuần đóng cửa sẽ làm giảm 0,12% chỉ số tăng trưởng hàng năm theo quý của GDP thực tế, điều này sẽ kéo theo những tác động khác lên lòng tin cũng như chi tiêu của người dân.

Ngoài ra, chi tiêu cho các dịch vụ liên bang có thể sụt giảm. Theo báo cáo của UBS ngày 1/10, thời gian ngừng hoạt động càng lâu thì các dịch vụ khác do chính phủ hỗ trợ càng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Đa số các chuyên gia cho rằng khó có thể dàn xếp được vụ đóng cửa chính phủ trong một tuần vì đảng Dân chủ và dảng Cộng hòa xem ra vẫn giữ vững lập trường của mình. Theo nhà kinh tế của tổ chức Conference Board, ông Ken Goldstein nói: "Nhiều khả năng phải 3 - 4 tuần nữa chính phủ mới làm việc trở lại".

Theo ông Goldstein, tác động thường nhật đến kinh tế và chính trị sẽ ngày càng chồng chất và tới lúc nào đó áp lực sẽ lớn tới mức buộc một trong hai đảng phải nhượng bộ. Ông cho biết thêm nhiều khả năng phải mất hơn 1 tuần thì áp lực mới đủ mạnh để dẫn đến sự nhượng bộ. Các chuyên gia còn cảnh báo việc đóng cửa chính phủ sẽ làm trì hoãn quyết định về chương trình nới lỏng định lượng (QE) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Mặc dù hai đảng có thể để mặc chính phủ Mỹ bị đóng cửa, song họ không thể xem nhẹ vấn đề trần nợ công, bởi lẽ hậu quả của nó sẽ hết sức nghiêm trọng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew phát biểu hôm 1/10 rằng ông đang vận dụng tất cả các biện pháp đặc biệt để (Mỹ) không chạm trần nợ công vào ngày 17/10.

Theo chuyên gia kinh tế White, "nếu chạm trần nợ công, chính phủ Mỹ sẽ không thể trang trải các khoản thanh toán nợ. Chúng ta chưa bao giờ rơi vào tình cảnh đó, do vậy sẽ rất khó dự đoán". Ông White cảnh báo nếu chính phủ Mỹ không thể trang trải được chí ít là các khoản thanh toán đến hạn, các nhà đầu tư sẽ không dám chắc liệu họ còn muốn tích trữ trái phiếu kho bạc của Mỹ nữa hay không, và điều này sẽ gây rắc rối thực sự.

Ông nói thêm nếu chính phủ Mỹ mở cửa trở lại, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường. Song tình hình sẽ khác nếu như chính phủ không trang trải được những khoản thanh toán nợ của họ. Theo dự đoán của ông Goldstein, tác động kép từ việc chính phủ đóng cửa và việc tăng trần nợ công thất bại nhiều khả năng sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng suy thoái sớm nhất là quý I/2014.

Ngày 1/10, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cho rằng việc đóng cửa chính phủ không dẫn đến việc đánh giảm mức xếp hạng nợ công của Mỹ. Tuy nhiên, nếu chính phủ Mỹ không nâng trần nợ công kịp thời, điều này sẽ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực.


TTK

Trung Quốc 'chê bai' việc chính phủ Mỹ đóng cửa
Trung Quốc 'chê bai' việc chính phủ Mỹ đóng cửa

Trung Quốc nhìn nhận việc chính phủ Mỹ đóng cửa đã cho thấy “khía cạnh xấu xí của đời sống chính trị phe phái” tại Washington và bày tỏ quan ngại về những ảnh hưởng của nó đối với kinh tế toàn cầu.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN