Từ khủng hoảng Ukraine nhìn lại 'chữ tín' của các siêu cường

Cuộc khủng hoảng Ukraine là một phép thử đối với thế giới trên nhiều cấp độ. Kể từ khi Liên Xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc, một số nhà phân tích và chính trị gia nghiêng về lý thuyết cho rằng căng thẳng quốc tế đã giảm, thời kỳ các cuộc xung đột quốc tế quy mô lớn sẽ thay thế bằng các cuộc xung đột nội bộ.

Ý tưởng này dựa trên giả định rằng: Nga trở thành một đối tác tin cậy của phương Tây, ít nhất là trong các vấn đề an ninh, chú trọng phát triển hợp tác thay vì tiếp tục các chính sách của thời Chiến tranh lạnh.
   

Tân tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.


Sau ngày 11/9/2001, từ đống đổ nát của Trung tâm thương mại thế giới Mỹ bị khủng bố, có thể nói một liên minh chống khủng bố được dựng lên bao trùm cả phương Tây và Nga. Hợp tác quân sự đã dần thay thế những xu hướng đối đầu trước đó.

Kể từ khi Nga thể không còn là mối đe dọa trực tiếp, giới chức Mỹ cũng thay đổi chính sách bảo mật trước đó, cởi mở hơn trong việc trao đổi thông tin tình báo với Nga. Điều này cũng hợp logic khi có thể tin tưởng và hy vọng về một châu Âu an toàn hơn.

Sự hy vọng và tin tưởng vào đối tác Nga dường như cũng được minh chứng trong các vấn đề quốc phòng của khối NATO, từ việc cắt giảm chi tiêu quân sự, cho đến việc không ít người còn đặt câu hỏi về sự tiếp tục tồn tại của NATO cũng như vai trò của khối quân sự này trong điều kiện hiện nay. Thậm chí ngay cả khối NATO cũng nhiều khi mơ hồ lúng túng, không còn niềm tin vào sự tồn tại của chính mình. Không chỉ cắt giảm chi tiêu quân sự, Mỹ- với vai trò "đầu tầu" trong khối này còn chuyển hướng, xoay trục chiến lược sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà xem nhẹ mối quan hệ nội khối.
   
Trong khi đó, mối quan hệ Mỹ - Nga đã được thiết lập một cách ấn tượng và có những bước phát triển "thần tốc". Ngay cả khi xảy ra cuộc khủng hoảng quân sự tại Gruzia hồi tháng 8/2008, thì mối quan hệ này cũng không quá bị ảnh hưởng.
   
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, mọi sự đã khác. Cuộc khủng hoảng Ukraine như cơn lũ cuốn phăng tất cả các giả định trước đó. Hành vi của Moskva gợi nhớ về một châu Âu thời Liên Xô còn ngự trị.

Trong khi đó, thông qua phát biểu của giới chức Moskva, điện Cremlin luôn muốn chuyển tải một thông điệp nhằm bác bỏ đánh giá của phương Tây rằng Nga là một nhân tố bất ổn ở châu Âu.

Đồng thời, nước này cũng đề nghị Washington nên coi trọng mối quan hệ vốn ít nhiều đã được "cài đặt lại", coi đó là một hướng ưu tiên phát triển, bỏ qua các bất đồng "ít quan trọng hơn".

Ngôn ngữ vừa phải, và nụ cười luôn thường trực đã biến mất trên môi Tổng thống Barack Obama, ngay sau khi cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga cho phép Tổng thống Vladimir Putin được phép động binh, can thiệp vũ trang ở Ukraine.
   
Trong khi đó, Nga chắc chắn không thể quên Bản ghi nhớ Budapest ký năm 1994 giữa Nga, Anh và Mỹ với Ukraine, mà theo đó ba quốc gia này khẳng định tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, để đổi lại cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của Kiev.
   
Thực tế những ngày qua khiến dư luận quốc tế "ngộ" ra rằng, dường như chữ ký của cả Mỹ và Anh trong Bản ghi nhớ nói trên cũng không đáng tin cậy. Bởi nếu Mỹ có "sức nặng" hơn, hẳn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine giờ đây đã không trở thành "câu chuyện" mà người ta nói với nhau bằng những ngôn từ nặng lời; và hẳn các vùng đất ở miền Đông Nam Ukraine cũng sẽ thanh bình hơn...
   
Từ cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc hiện nay ở Ukraine, từ nguy cơ tan rã của một đất nước vốn đã được "bảo đảm" bởi các cường quốc khác trong văn kiện Budapest, càng thấy rõ cần phải đặt ra một câu hỏi: Đâu là uy tín của các cường quốc? Đâu là "chữ tín" trong hành động của họ? Kể cả Nga và Mỹ, vốn được mệnh danh là những "siêu cường thế giới" về quân sự?


Quế Anh

Danh mục tài sản của tổng thống đắc cử Ukraine
Danh mục tài sản của tổng thống đắc cử Ukraine

Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Piotr Poroshenko đã cam kết bán các tài sản của mình sau khi tuyên thệ nhậm chức. Người dẫn đầu trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế tổng thống năm 2014 là Tổng thống đầu tiên của Ukraine chính thức sở hữu đế chế doanh lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN