Ukraine đang bên bờ vực sụp đổ

Theo đánh giá của tờ Forbes ngày 12/12, Ukraine đang bên bờ vực của sự sụp đổ vì nước này có thể mất thêm lãnh thổ trong khi các nhà đầu tư đang rời đi, khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine sẽ làm cho thị trường nước này trở nên “nguội lạnh” vào tháng 12 tới và Kiev đang mất sự kiểm soát theo nhiều cách khác nhau.

Vào tháng 3 vừa qua, Crimea đã chính thức tách khỏi Ukraine sáp nhập vào Nga. Sau đó, một số khu vực ở miền Đông của nước này cũng đã đòi ly khai khi một chính phủ thân phương Tây được thành lập ở Kiev. Hiện hai khu vực là Luhansk và Donetsk, đang đặt ra cho Ukraine những thách thức lớn sau khi thành lập các nhà nước Cộng hòa tự xưng, tiến hành bầu cử cơ quan lập pháp và chính quyền.

Xung đột đã khiến cho nền kinh tế của Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ.


Cho dù có thể giữ vững được sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lĩnh vực tài chính của Ukraine đang trong tình trạng rất tồi tệ. Đồng hryvnia đã mất giá 91,5% trong năm nay, một sự rớt giá nhanh chóng sau khi Ngân hàng Trung ương nước này quyết định thả nổi đồng hryvnia so với đồng USD vào ngày 4/11 vừa qua. Chỉ số BNY Mellon của Ukraine (chỉ số do ngân hàng Bank of New York Mellon, Mỹ đánh giá) đã giảm xuống 40,18% tính từ đầu năm đến nay, phần lớn là do hậu quả từ quyết định của Ngân hàng Trung ương từ Kiev. Đây thực sự là thời điểm kinh hoàng đối với đồng tiền của Ukraine.

“Về mặt kinh tế, Ukraine đang diễn biến khôn lường trong một tình trạng suy thoái”, Vladimir Signorelli, người đồng sáng lập và là chuyên gia kinh tế quốc tế cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Bretton Woods tại New Jersy nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Arsenity Yatsenyuk đã bị mắc kẹt với chính sách khắc khổ của mình kể từ khi đảm nhiệm cương vị này vào tháng 2/2014. Ông đã thực hiện theo yêu cầu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) với những chính sách tạo ra cú sốc về tâm lý như tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.

Nga được cho là đang nắm giữ 1/5 trái phiếu nước ngoài của Ukraine, trong khi tập đoàn Franklin Templeton của Mỹ sở hữu khoảng 40% nợ của Kiev.


Theo chuyên gia Signorelli, về mặt tiền tệ, “Ukraine đang bắt đầu giống như trường hợp tuyệt vọng của IMF ở Nam Mỹ hay châu Phi vào những năm 1970 và 1980” và tỷ lệ lạm phát của nước này sẽ cao hơn nhiều so với mức 19,8% hồi tháng trước.

Theo hãng tin Reuters, 1/3 các khoản tiền gửi của Ukraine đã được rút ra khỏi hệ thống ngân hàng của nước này kể từ ngày 21/9/2014, tương đương gần 6,8 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối của Ukraine chỉ ở mức 12,6 tỷ USD trong tháng 10. Không có gì ngạc nhiên, khả năng vỡ nợ của Ukraine sẽ diễn ra trong vòng 5 năm tới. Hiện nay, nợ tín dụng của nước này được cho là lớn hơn 70% GDP

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Ukraine vẫn phải trả nợ cho Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga 1,6 tỷ USD vào cuối năm nay. Trong khi đó, khoản vay trị giá 17 tỷ USD mà IMF hứa sẽ cho Ukraine vay theo từng đợt được cho là đã bị hoãn lại. Vậy chính phủ Ukraine sẽ lấy tiền ở đâu để duy trì hoạt động?


Công Thuận (Theo Forbes)
Liên hợp quốc kêu gọi đối thoại dân tộc tại Ukraine
Liên hợp quốc kêu gọi đối thoại dân tộc tại Ukraine

Trợ lý của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề chính trị Jens Anders Toyberg-Frandzen đã kêu gọi tiến hành cuộc đối thoại dân tộc nhằm tái thiết Ukraine sau cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN