Vai trò của Armenia trong việc hỗ trợ Nga lách lệnh trừng phạt từ phương Tây

Bất chấp các dấu hiệu về việc Armenia đang tái xuất các sản phẩm bị trừng phạt sang Nga, phương Tây đã không gây áp lực chính trị lớn với Armenia.

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan bên lề hội nghị thượng đỉnh Liên minh Kinh tế Á-Âu tại Moskva ngày 25/5/2023. Ảnh: Sputnik/Reuters

Theo Orkhan Baghirov, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Nam Kavkaz (CSSC), tổ chức nghiên cứu độc lập phi chính phủ có trụ sở tại Baku (Azerbaijan), vào ngày 12/4, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã đưa hơn 100 cá nhân và tổ chức trên 20 quốc gia vào danh sách trừng phạt do vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ với cáo buộc hỗ trợ Nga lách lệnh trừng phạt. 

Trong số các thực thể mới bị trừng phạt có tên trong danh sách là TAKO LLC, một công ty đã đăng ký tại Yerevan, thủ đô của Armenia vào tháng 5/2022, chuyên bán buôn thiết bị điện tử và viễn thông. TAKO đã cung cấp các mặt hàng điện tử cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga thông qua hợp tác với công ty Radioavtomatika của Nga, công ty này cũng đã bị phương Tây trừng phạt vào năm ngoái. 

Theo OFAC, TAKO gần đây đã đổi tên, vốn trước đây được gọi là TACO LLC, công ty đã bị Mỹ trừng phạt vào tháng 9/2022. Cùng với TACO, giờ là TAKO, các tổ chức đã đăng ký tại Armenia như Areximbank-Gazprombank Group, VTB Bank Armenia, Bank Mellat, Flight Travel LLC và Milur Electronics LLC cũng bị xử phạt vào năm 2022.

Mặc dù thực tế là chỉ có một số công ty Armenia, hầu hết thuộc sở hữu của chính phủ hoặc cá nhân Nga, là đối tượng của lệnh trừng phạt, nhưng vai trò của Armenia trong việc giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt còn lớn hơn. 

Những thay đổi bất thường trong số liệu thống kê thương mại của Armenia và mức độ quan hệ kinh tế với Nga sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra làm dấy lên nghi ngờ về vai trò của Armenia trong việc tái xuất khẩu các sản phẩm bị trừng phạt, như linh kiện công nghệ, máy móc và thiết bị vận tải, sang Nga.

Theo Ủy ban Thống kê Quốc gia Armenia, kim ngạch ngoại thương của Armenia đã tăng ,8% vào năm 2022 so với năm trước đó, đạt mức 14,1 tỷ USD. Trong giai đoạn này, nhập khẩu của Armenia tăng khoảng 63,5% so với năm 2021, đạt hơn 8,7 tỷ USD. Đồng thời, vào năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Armenia và Nga lên tới 5,03 tỷ USD, tăng 91,7% so với năm trước. Xuất khẩu của Armenia sang Nga tăng hơn 2,4 lần và đạt tổng giá trị kỷ lục 2,4 tỷ USD. Điều đó cho thấy vai trò của Yerevan trong việc giúp Moskva giải quyết vấn đề thương mại bị cấm vận.

Cùng với những con số nói trên, việc tổ chức thương mại theo nhóm sản phẩm này dường như cũng chứng tỏ rằng Armenia đang tích cực tham gia tái xuất các sản phẩm bị trừng phạt sang Nga. Vào năm 2022, mức tăng đáng kể đã được ghi nhận trong việc nhập khẩu kim loại và đá quý của Yerevan (200%), phương tiện đi lại (170%), đồ điện tử (100%), sản phẩm sắt thép (76%), máy móc và thiết bị cơ khí (52%), cũng như thiết bị kỹ thuật và y tế (42%). Điều thú vị là những sản phẩm này nằm trong số 10 nhóm sản phẩm chính có số lượng xuất khẩu cao nhất từ Armenia sang Nga vào năm 2022. 

Sự gia tăng theo cấp số nhân này ngụ ý rằng Armenia, ở một mức độ nào đó, đang tham gia tái xuất khẩu các sản phẩm này sang Nga, vì chúng là những mặt hàng chính đã bị phương Tây trừng phạt và cần thiết để đáp ứng nhu cầu của Moskva. Ngoài ra, Armenia không có khả năng kinh tế và cơ sở hạ tầng để tăng sản xuất trong nước các sản phẩm này đến mức có thể tăng xuất khẩu lên nhiều lần. Và theo truyền thống, các nhóm sản phẩm này không chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Armenia nói chung.

Năm 2022, sản lượng trong lĩnh vực sản xuất của Armenia đã tăng 13,5%. Đối với nông nghiệp, tăng trưởng sản xuất chỉ khoảng 0,4% và công nghiệp tăng 7,8% trong năm. So với các mức tăng trưởng sản xuất trong các ngành kinh tế chính này, rõ ràng là Armenia không thể tăng xuất khẩu sang Nga khoảng 2,4 lần do tiềm năng thực tế trong nước mà không được bổ sung bằng việc tái xuất một số hàng hóa từ nơi khác.

Ngoài ra, có vẻ không thực tế khi nhu cầu trong nước ở Armenia đối với các sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như điện tử, phương tiện, thiết bị cơ khí và thiết bị kỹ thuật, tăng đến mức cần nhập khẩu hơn 63% trong một năm, đặc biệt là trong bối cảnh di cư lớn và có vấn đề về nhân khẩu học.

Khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu và đợt trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga được công bố vào tháng 3/2022, xuất khẩu của Armenia sang Nga đã giảm khoảng 30%. Nhiều chuyên gia, bao gồm cả các nhà phân tích ở Armenia, đã bày tỏ lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế dự kiến sẽ xảy ra với nước này do sự phụ thuộc kinh tế cao vào Nga.

thời điểm đó, một số tổ chức tài chính, bao gồm Ngân hàng Trung ương Armenia, đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Armenia vào năm 2022 từ 5,3 xuống 1,6%, Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ 5,25 xuống 1,5% và Fitch Ratings giảm dự báo từ 5,3 xuống 1,3%. Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế Armenia tăng trưởng 12,6% năm 2022 và như đã đề cập, kim ngạch ngoại thương tăng gần 70%.

Do đó, trái với dự báo, sự gia tăng đáng kể kim ngạch ngoại thương của Armenia mà không có bất kỳ nền tảng kinh tế đặc biệt nào ở trong nước, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu sang Nga, cũng như danh sách các sản phẩm được giao dịch chủ yếu, có lý do để cho rằng Armenia tham gia trực tiếp vào việc tái xuất các sản phẩm bị trừng phạt sang Nga. 

Hơn nữa, theo Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ, Armenia đã tăng nhập khẩu vi mạch và bộ xử lý từ Mỹ lên 515% và từ EUlên 212% - sau đó được cho là đã xuất khẩu 97% các sản phẩm đó sang Nga. Thực tế này chứng tỏ rằng Armenia đã không nhập khẩu các sản phẩm này để sử dụng trong nước; thay vào đó, mục đích là tái xuất chúng sang Nga, vì Moskva đang thiếu các sản phẩm có tầm quan trọng chiến lược đối với lĩnh vực quân sự của nước này.

Tuy nhiên, bất chấp các dấu hiệu nói trên, phương Tây đã không gây áp lực chính trị lớn với Armenia và bất kỳ cuộc điều tra toàn diện nào vẫn chưa được tiến hành về vấn đề này.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo jamestown.org)
Armenia, Azerbaijan lạc quan về triển vọng bình thường hóa quan hệ
Armenia, Azerbaijan lạc quan về triển vọng bình thường hóa quan hệ

Ngày 25/5, sau các cuộc gặp tại Moskva (LB Nga), Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ sau khi công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN