Vấn đề Triều Tiên dậy sóng và mục đích bất ngờ ẩn chứa ở tầng sâu

Theo chuyên gia Nga, các nhà chính trị Mỹ không hi vọng gì vào việc Trung Quốc có thể thuyết phục được nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Vậy tại sao câu chuyện về tham vọng của Bình Nhưỡng lại được đề cập hàng tuần, hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, nhất là sau khi quân đội nhân dân Triều Tiên lên kế hoạch tấn công Guam?

Khu vực biên giới Triều Tiên và Trung Quốc.

Bình luận về tình hình căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ hiện nay, nhà phân tích chính trị Igor Shatrov – Phó giám đốc Viện Phát triển Hệ tư tưởng Hiện đại Quốc gia trả lời Đài phát thanh Sputnik:  “Vấn đề Triều Tiên có thể luôn được tự dưng mang ra nói đến hàng tuần, hàng ngày hay hàng giờ chỉ với một mục đích duy nhất: khiến Nga và Trung Quốc trở nên rối loạn”.

Theo lời ông Shatrov, Triều Tiên phần lớn được sử dụng như một công cụ để gây sức ép với Trung Quốc và lôi kéo Bắc Kinh vào chương trình nghị sự tên lửa và hạt nhân này. Mục đích là để đẩy Trung Quốc vào hoàn cảnh khó khăn trong việc “gây sức ép” với nhà lãnh đạo Triều Tiên, và sẽ không chú ý nhiều tới các vấn đề chính trị nội bộ cũng như quốc tế, từ đó làm giảm tiềm lực kinh tế và công nghiệp – quân sự nước này.

Chuyên gia Shatroy giải thích giới chính trị gia Mỹ không hi vọng gì vào việc Trung Quốc có thể thuyết phục được ông Kim Jong-un từ bỏ chương trình hạt nhân. Họ cũng hiểu rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên không hề điên cuồng và mất trí như nhưng gì họ đang vẽ ra.

Tuy nhiên, ông Shatroy gợi ý Bắc Kinh có thể thúc đẩy vị thế chính trị của mình trên vũ đài quốc tế thông qua việc thành công làm dịu căng thẳng tồn tại giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Nhà phân tích chính trị kết luận: “Tham vọng địa chính trị của Trung Quốc đang lớn dần, có cảm giác Bắc Kinh muốn khẳng định bản thân trên vũ đài quốc tế và trở thành trung tâm sức mạnh thực sự. Nếu như Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề Triều Tiên, vai trò địa chính trị của quốc gia đó sẽ được nâng cao”.


Trong màn cân não tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi Mỹ hãy có “lựa chọn đúng đắn” để ngăn chặn một cuộc xung đột giữa hai quốc gia. Ông cũng ra lệnh cho các tướng lĩnh chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào đảo Guam – lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương, nếu như thấy cần thiết. 

Tuy nhiên, ông Kim Jong-un cũng bày tỏ muốn xem xét hành động của Mỹ trước khi quyết định có tấn công hay không. Đáp trả lại cảnh báo của Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump lớn tiếng đe dọa Bình Nhưỡng sẽ phải hứng chịu “lửa cháy và thịnh nộ” nếu động vào Guam hay bất kỳ nơi nào thuộc lãnh thổ Mỹ.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Cạnh tranh khốc liệt ở khu vực Balkan: Nga-Mỹ bước vào thế đối đầu mới về địa chính trị
Cạnh tranh khốc liệt ở khu vực Balkan: Nga-Mỹ bước vào thế đối đầu mới về địa chính trị

Trong khi Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự ở Ukraine và Moldova, thì Nga cũng tổ chức Hội thao quân sự quốc tế “Armi 2017” để minh chứng khả năng kết hợp lợi ích quân sự chung của các nước đối tác và các đồng minh khác nhau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN