Ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Arập Xêút

Mạng tin Mỹ "Center For American Progress" (Trung tâm vì sự tiến bộ của Mỹ) ngày 6/3 nhận định các cuộc nổi dậy của người dân Trung Đông không những nêu bật sự yếu kém của hệ thống an ninh năng lượng trên thế giới mà cả những yếu kém của các chính phủ không được lòng dân ở Trung Đông


. Mặc dù hiện nay cả thế giới đang chú ý đến tình hình và mối đe dọa ngày càng tăng của một cuộc nội chiến tại Libi, nhưng Mỹ cho rằng cuộc nổi dậy sắp tới có thể diễn ra tại Arập Xêút - nước đóng vai trò quan trọng về địa chính trị năng lượng và cũng là nơi "nguy hiểm và dễ mất ổn định".

Bộ trưởng dầu lửa Arập Xê-út Ali al-Nuaimi phát biểu trong cuộc họp báo tại lễ bế mạc Diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn năng lượng quốc tế (IEF)


Để bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, chính quyền Obama sẽ triển khai chiến lược "nhìn xa trông rộng" nhằm giúp Arập Xêút bước vào giai đoạn chuyển giao chính trị thực dụng, đồng thời tiếp tục hỗ trợ để bảo đảm nội bộ ổn định.


Các biện pháp của Oasinhtơn sẽ bao gồm thúc đẩy chế độ quân chủ độc tài hướng tới nền dân chủ rộng rãi hơn, cùng với những nỗ lực khác để giúp Mỹ và Arập Xêút tránh lệ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu lửa, tiến tới sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này, Mỹ phải đối mặt với nhiều thực tiễn mới đang diễn ra tại Trung Đông.

Nhiều dấu hiệu cho thấy Arập Xêút đang rơi vào nguy cơ mất ổn định. Tuần trước, Quốc vương Abdullah bin Abdul Aziz Al Saud đã công bố một kế hoạch phúc lợi xã hội cả gói trị giá 36-37 tỷ USD nhằm giải quyết tình trạng giá lương thực và hàng hóa ngày càng tăng, thất nghiệp tràn lan và thiếu nhà ở... để duy trì ổn định xã hội trong khi rất nhiều nước Trung Đông khác đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị, chủ yếu là do khó khăn kinh tế.

Ngay sau khi Quốc vương Abdullah loan báo kế hoạch phúc lợi xã hội này, một số nhà lãnh đạo của khu vực tư nhân và giới học giả đã lên tiếng đòi chính phủ tiến hành ngay các cải cách chính trị quan trọng, trong đó có việc thiết lập một chế độ quân chủ hiến pháp.


tế, quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Arập Xêút cũng chuẩn bị diễn ra, do vấn đề sức khỏe của Quốc vương Abdullah. Nhưng hệ thống chính trị không rõ ràng của Arập Xêút và thực tế ít nhất 5.000 thành viên của dòng họ hoàng gia đang nắm giữ các chức vụ quan trọng khác nhau trong chính phủ có thể gây phức tạp cho tiến trình chuyển giao quyền lực. Bên cạnh đó, những lời kêu gọi cải cách chính trị đang tạo cơ hội cho một hình thức thay đổi chính trị tại Arập Xêút.

Cũng như nhiều vấn đề hiện nay ở Trung Đông, không ai có thể dự đoán phe đối lập chính trị sẽ thúc đẩy tình hình tại Arập Xêút tiến triển ra sao. Tuy nhiên, Mỹ có thể tham gia vào những thay đổi sắp diễn ra tại Arập Xêút, không chỉ vì vấn đề dầu lửa mà còn do các vấn đề an ninh quốc gia đa phương, trong đó có chủ nghĩa khủng bố, Iran, Ápganixtan...

Bất chấp một số thay đổi chuẩn bị diễn ra tại Arập Xêút, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác an ninh với các nhà chức trách Arập về an ninh, đồng thời ngấm ngầm ủng hộ và khuyến khích Arập Xêút giải quyết các thách thức kinh tế, chính trị, xã hội và dân số. Nghĩa là, quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với quân đội và lực an ninh Arập Xêút nhằm đối phó với mối đe dọa của các tổ chức khủng bố cũng như mối đe dọa nổi lên từ Iran.

Năm ngoái, chính quyền Obama đã loan báo kế hoạch bán các loại vũ khí cho Arập Xêút trị giá 60 tỷ USD và mối quan hệ hợp tác an ninh này sẽ hỗ trợ Arập Xêút tăng cường luật pháp, cải thiện nhân quyền, quản lý hiệu quả...

Hiện nay, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang tiếp xúc và khích lệ các nhà lãnh đạo Arập thúc đẩy các chương trình cải cách dân chủ và nhân quyền. Các nhà ngoại giao Mỹ sẽ đóng vai trò đánh giá tình hình chính trị, hỗ trợ cải cách và tăng cường viện trợ khi Arập Xêút triển khai lộ trình cải cách chính trị. Tương tự, Mỹ cũng sẽ áp dụng nhiều biện pháp để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn dầu lửa của Arập Xêút.

Trước mắt, Mỹ có thể giảm bớt rủi ro cho các thị trường dầu lửa thế giới bằng cách sử dụng 30 triệu thùng dầu trong kho dự trữ dầu lửa chiến lược của Mỹ. Động thái này cũng sẽ giúp Mỹ thu được 2,9 tỷ USD để cung cấp cho các chương trình tiết kiệm dầu lửa ở các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời Mỹ sẽ giúp Arập Xêút đa dạng hóa nền kinh tế từ dầu lửa và từng bước áp dụng rộng rãi các công nghệ tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng để thực hiện những thay đổi cả về năng lượng và an ninh quốc gia của Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt với đồng minh chiến lược Arập Xêút, Oasinhtơn phải từ bỏ quan điểm và chính sách đối ngoại cũ, được Mỹ áp dụng trong thập kỷ qua đối với khu vực. Đây không phải là vấn đề dễ, đặc biệt khi làn sóng bất ổn đang lan tràn khắp khu vực và đe dọa sự ổn định của Arập Xêút.

Hữu Trung (P/v TTXVN tại New York)

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN