Ý nghĩa dự án Kênh đào Suez thứ hai của Ai Cập

Trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al - Sisi Sisi sang Trung Quốc, hai bên nhất trí cùng hợp tác thực hiện dự án Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển.

Bên cạnh đó, hai bên cũng nhấn mạnh rằng Ai Cập sẽ chủ động đón đầu tư của Trung Quốc đối với dự án Kênh đào Suez mới, trị giá 4 tỷ USD, sẽ chạy song song với các kênh hiện tại, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Các hoạt động chuẩn bị cho lễ khai trương dự án Kênh đào Suez. Ảnh: AFP-TTXVN


Cho đến nay, Trung Quốc đã đầu tư 1,5 tỷ USD trong vùng phát triển kênh đào Suez, dự kiến sẽ trở thành trung tâm dịch vụ lớn nhất đối với các doanh nghiệp Trung Quốc có trụ sở đặt ở bên ngoài Trung Quốc.

Ý nghĩa của các khoản đầu tư của Trung Quốc nằm trong thực tế rằng kênh đào Suez hiện có, là tuyến đường hàng hải ngắn nhất và nhộn nhịp nhất giữa châu Âu và châu Á. Hiện nay, 8 - 10% giá trị thương mại biển toàn cầu đi qua kênh đào Suez, và mang về cho Ai Cập doanh thu hàng năm khoảng 5 tỷ USD dưới các hình thức phí vận chuyển.

Số lượng các tàu thương mại đi qua kênh đào Suez tăng đều đặn ngay cả trong giai đoạn bất ổn chính trị gần đây ở khu vực. Sự sụt giảm giá dầu sẽ khiến khối lượng giao thông dự kiến tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, Cảng "Port Said East" (thành phố cảng Port Said nằm ở phía đông bắc Ai Cập) lại chưa thể xử lý khối lượng vận chuyển ngày càng tăng này, và thời gian quá cảnh chờ đợi có khả năng tăng. Do đó, điều quan trọng là phải phát triển các khu vực quanh kênh đào Suez.

Kênh mới là một phần của dự án khổng lồ Phát triển Kênh đào Suez, trong đó bao gồm việc phát triển một số cảng biển trong ba khu vực giáp ranh là Suez, Ismailia và Port Said, cộng thêm với một cảng biển ở thành phố South Sinai của Nuweiba và phát triển sân bay Sharm Al - Sheikh. Một số dự án quy mô lớn cũng đang nằm trong kế hoạch, bao gồm cả một khu thung lũng công nghệ "Technology Valley" ở Ismailia.

Chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng dự án sẽ vào khoảng 20 tỷ USD; một ước tính khác thậm chí còn lên tới 100 tỷ USD. Ít nhất hơn một chục quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Na Uy, Ấn Độ, Nga và Hà Lan, đã bày tỏ sự quan tâm tới việc đầu tư vào dự án. Các nước vùng Vịnh như Saudi Arabia, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cũng đang trong cuộc cạnh tranh.

Tầm quan trọng của tuyến đường Suez nằm ở chỗ nó gần với trung tâm sản xuất dầu mỏ toàn cầu là khu vực Trung Đông. Châu Âu - vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga - sẽ nhìn thấy sự phát triển của Dự án Kênh đào Suez thứ hai như là một giải pháp thay thế khả thi nhằm giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga, cũng như tăng cường thương mại hàng hải với Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Quan hệ thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã tăng trung bình 10% mỗi năm, làm cho dự án này cũng rất quan trọng đối với lợi ích kinh doanh của họ trong khu vực.


Tuy nhiên, trong ngắn hạn, do viễn cảnh gần như giảm phát tại Liên minh châu Âu (EU) thì tính khả thi của dự án có thể sẽ xuất hiện một số vấn đề, nhưng về lâu dài, việc xây dựng các dự án này sẽ là một yếu tố quan trọng làm tăng thêm sức sống cho nền kinh tế của châu Âu, bằng cách cung cấp sự kết nối gia tăng với các nguồn tài nguyên năng lượng và các trung tâm sản xuất của châu Á.

Sự gia tăng năng lực kênh đào Suez cũng có nghĩa là nhiều hàng hóa có thể di chuyển với một tốc độ nhanh hơn tới các thị trường ở châu Âu, cũng như khu vực xuyên Đại Tây Dương - Bắc Mỹ.

Kênh đào Suez (cũ) đã là một phần quan trọng của thương mại hàng hải toàn cầu và nền kinh tế Ai Cập. Các nhà lãnh đạo của Ai Cập mong muốn dự án là một biểu tượng danh dự quốc gia của Ai Cập. Nếu mở rộng và nâng cấp đúng cách, nó có thể biến khu vực này thành một cảng toàn cầu, và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập trong thế kỷ 21.

Qua các bài học có được từ những nỗ lực tương tự ở các nước khác, các dự án lớn phải được lên kế hoạch cẩn thận và phải được quản lý đúng cách, nếu không dự án này cũng có nguy cơ làm thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị.


Tố Uyên
Tổng công trình sư của kênh đào Suez
Tổng công trình sư của kênh đào Suez

Không ai có thể nghĩ Ferdinand de Lesseps, người không phải là kỹ sư, cũng chẳng phải nhà tài chính, lại là người thực hiện và thực hiện được công việc vĩ đại là khơi thông con kênh đào Suez, động mạch của nền kinh tế thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN