Xe chở cao lanh phá đường


Từ quốc lộ 20 (nối Đà Lạt với TP. HCM) tiến sâu vào con đường dài khoảng 3km dẫn đến các mỏ cao lanh thuộc địa bàn thôn 2, 3, 4 (xã Lộc Châu), mặt đường hầu hết đã biến dạng hoàn toàn. Dọc chiều dài tuyến đường hằn rõ hai lằn bánh xe tải ở hai bên, mặc dù được rải đá cấp phối nhưng nhiều đoạn bị lún sâu hơn 20cm, có nơi nước ngập gần nửa mét và rất lầy lội.

Theo người dân địa phương, trước đây tuyến đường này được mở rộng từ cuộc vận động hiến đất làm đường nên rất rộng rãi, thông thoáng và không có cảnh lầy lội như hiện nay. Đến những năm 2001, 2002, khi các Công ty vào khai thác cao lanh thì tuyến đường này bắt đầu xuống cấp nhanh chóng.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.


Suốt những năm qua, cứ từ 3, 4 giờ chiều là hàng chục xe tải dài (loại 20 tấn) dồn dập chạy vào tập kết tại gần 10 điểm chuyên chở cao lanh dọc hai bên đường. Vào đợt cao điểm, có trên 25 chiếc xe nối đuôi nhau hoạt động đến khoảng 10 giờ đêm mới nghỉ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong thôn.

Do chở nặng hàng chục tấn nên khi gặp những đoạn đường lún, thân xe nghiêng ngả, rất dễ bị lật đổ. Thực tế đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra khi người dân phải né tránh những chiếc xe tải cồng kềnh, nặng nề này. Do quá bức xúc nên nhiều lần người dân đã kéo ra chặn các xe tải, không cho vào chở cao lanh để yêu cầu các công ty sửa lại đường mới tiếp tục cho lưu thông.

Bà Lưu Thị Tân, Phó bí thư chi bộ thôn 4 cho biết, qua nhiều lần họp phản ánh với chính quyền, từ tháng 7/2011, các công ty đã đồng ý đóng tiền sửa đường và mỗi thôn cũng thành lập “Tổ sửa chữa đường” để ra quân làm đường mỗi khi hư hỏng nặng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ sau một thời gian là con đường lại hư hỏng như cũ.

Theo thống kê của UBND xã Lộc Châu, hiện có 4 Công ty đang được cấp phép khai thác cao lanh tại khu vực thôn 2, 3, 4 và một công ty mới bị rút giấy phép do thực hiện trái quy định pháp luật. Trong thời gian qua do các phương tiện chở cao lanh thường xuyên chở quá tải khiến tuyến đường trong thôn bị hư hỏng nặng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Thậm chí việc khai thác cao lanh cũng nhiều lần làm hư hại hoa màu, vườn cà phê và ảnh hưởng đến nguồn nước tưới khiến người dân rất bức xúc.


Nguyễn Dũng

Lâm Đồng: Chấm dứt tiếng ồn lớn từ nhà máy Alumin
Lâm Đồng: Chấm dứt tiếng ồn lớn từ nhà máy Alumin

Đó là khẳng định của ông Phó Giám đốc Ban quản lý tổ hợp dự án bauxít – nhôm Lâm Đồng trước việc nhiều hộ dân ở thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm (nơi đặt nhà máy Alumin) phản ánh thời gian gần đây nhà máy alumin vận hành không tải gây tiếng ồn quá lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN