3 chiến tuyến địa chiến lược Nga đối phó NATO

Học thuyết quân sự mới của Nga được Tổng thống Vladimir Putin ký gần đây cho các lực lượng vũ trang, ngoài xác định việc mở rộng NATO và những nỗ lực gây bất ổn Nga và các nước láng giềng là những nguy cơ an ninh lớn nhất, còn kêu gọi tăng cường 3 mặt trận địa chính trị mà Moskva xem như là một phần an ninh sống còn.

Trong những năm tới, Moskva sẽ tập trung đáng kể các nguồn lực nhằm phát triển và duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của mình ở khu vực Bắc Cực, bán đảo Crimea và phần lãnh thổ Kaliningrad của Nga ở Biển Baltic.

Nga đang tăng cường 3 mặt trận địa chính trị mà nước này xem như là một phần an ninh sống còn của mình.


“Trong năm 2015, những nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng sẽ tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang và tăng cường các nhân viên quân sự để đáp ứng với các kế hoạch xây dựng quân đội. Điểm chú trọng nhất sẽ là Crimea, Kaliningrad và Bắc Cực”, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov nói.

Các khu vực trên đều rất quan trọng trong các mục tiêu của Nga nhằm đối trọng với sự mở rộng của NATO, đồng thời duy trì khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng cũng như các tuyến đường hàng hải nước nóng.

Bắc Cực

Sự mở rộng quân sự Nga đã là một mục tiêu lớn của Tổng thống Putin trong gần một thập kỷ qua, nhưng học thuyết quân sự trên mới chính thức cho thấy sự lưu ý đặc biệt đối với khu vực này nhằm nâng cao vai trò của Nga, giúp đảm bảo tiếp cận các nguồn năng lượng tiềm tàng dưới đáy biển Bắc Cực và chống lại những tuyên bố có thể về chủ quyền của Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch. Mỹ ước tính rằng dưới đáy biển Bắc Cực chứa lên đến 15% lượng dầu dự trữ trên thế giới, 30% trong số này là khí tự nhiên, và 20% khí tự nhiên này là hóa lỏng.

Tổng thống Nga Putin trong thị sát một cuộc diễn tập tại khu vực Bắc Cực.


Moskva cũng đã thực hiện một chương trình xây dựng ồ ạt ở Bắc Cực nhằm đảm bảo rằng nước này vẫn duy trì được sức mạnh quân sự không thể bị thách thức tại đây. Nga hiện đang xây dựng 10 cơ sở đồn trú phục vụ việc tìm kiếm cứu nạn, 16 cảng nước sâu, 13 sân bay và 10 đơn vị radar phòng không trên khắp biển Bắc Cực của nước này.

Cùng lúc, Bộ Quốc phòng Nga thành lập Bộ Tư lệnh Chiến lược chung (JSCN) tại Bắc Cực nhằm giúp Moskva thực thi yêu sách của họ về khu vực này một cách tốt hơn. Vào giữa tháng 12/2014, quân đội Nga đã điều động lực lượng từ các quân khu miền Tây, miền Trung và miền Đông của nước này về Bắc Cực. Theo Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan (PISM), JSCN sẽ bao gồm một lữ đoàn bộ binh hải quân, một sư đoàn phòng không, một lữ đoàn cơ giới hóa Bắc Cực, một hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển và các trung đoàn tên lửa tại các quần đảo xa xôi hẻo lánh ở biển Bắc Cực.

Crimea

Kể từ khi sáp nhập Crimea, Nga đã quân sự hóa mạnh mẽ cũng như tăng cường khả năng phòng thủ cho khu vực này. Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan lưu ý rằng Nga đang phát triển một lữ đoàn pháo-tên lửa được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Khrizantema, Msta và Tornado-G. Bên cạnh đó, Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại Crimea được giao những nhiệm vụ mới cùng với những chiếc tàu chiến mới và các trang thiết bị hiện đại hơn.

Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu cho biết, vào tháng 11/2014, Moskva đã bắt đầu tăng cường lực lượng quân sự tại Crimea với các tên lửa hành trình và đất đối không. Những hệ thống này cho phép Nga nâng cao “ảnh hưởng quân sự” trong khu vực.

Bản đồ bán đảo Crimea.


Trong tháng 12 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gây ra một làn sóng tranh cãi khi tuyên bố rằng kể từ khi Crimea là một phần của Nga, Moskva có các quyền đầy đủ trong việc triển khai vũ khí hạt nhân tại đây. Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ đều không thể di chuyển mang tính kỹ thuật bất kỳ lực lượng hạt nhân chiến lược nào mà không thông báo cho phía bên kia, chừng nào Hiệp ước START mới về cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược năm 2010 chưa bị phá vỡ. Moskva cho biết có thể họ sẽ xem xét lại những cam kết của mình trong hiệp ước này.

Nếu Nga tiếp tục cảm thấy bị đe dọa bởi NATO, có khả năng nước này sẽ triển khai vũ khí hạt nhân tới Crimea như là một hành động răn đe chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào từ phương Tây. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân để phòng thủ vẫn được xác định trong học thuyết quân sự mới của Nga.

Kaliningrad


Khu vực tập trung thứ 3 của Nga là vùng lãnh thổ Kaliningrad. Vùng đất nhỏ này nằm giữa các quốc gia thuộc khối NATO là Ba Lan Lithuania trên Biển Baltic. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Kaliningrad đã được quân sự hóa mạnh mẽ để trở hành một tiền đồn tấn công có thể nhằm vào NATO. Khu vực này hiện vẫn là một vị trí quan trọng chiến lược của Nga có thể tạo ra được mối đe dọa đối với NATO.

Bản đồ khu vực Kaliningrad.


Kể từ ít nhất năm 2012, các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đã được triển khai ở Kaliningrad. Vùng đất này cũng là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic cũng như các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye của Nga.

Cả hai căn cứ không quân trên đều có vai trò đáng kể trong chính sách quân sự của Moskva. Các máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom đã xuất kích từ đây để đánh chặn những nhiệm vụ theo dõi trên không ở vùng Baltic của NATO.

Có những báo cáo chưa rõ rằng về việc Nga có thể đã triển khai vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan.

Tháng 5/2014, Nga đã đơn phương chấm dứt một thỏa thuận với Lithuania vốn cho phép cả hai nước giám sát lực lượng vũ trang của nhau. Thỏa thuận này được đưa ra như một phần của những nỗ lực nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, theo đó Lithuania có thể tự do tiếp cận với tất cả các đơn vị vũ trang Nga ở Kaliningrad và ngược lại, Moskva được phép giám sát tất cả các lực lượng quân sự của Lithuania.


Công Thuận (Theo B.I)

Nga giảm cấp khí đốt, châu Âu nháo nhào
Nga giảm cấp khí đốt, châu Âu nháo nhào

Nga đã cắt giảm khí đốt cấp cho cho châu Âu, đẩy lục địa này vào cuộc “khủng hoảng trong vài giờ”, trong bối cảnh xung đột Ukraine leo thang.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN