Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Ảnh: Sputnik |
Một quan chức Mỹ cho biết máy bay Nga đã bay sát trong khoảng cách cách bờ biển Alaska 92 km, trong khi không phận Mỹ trải dài 22 km tính từ bờ biển. Sau đó, một máy bay do thám A-50 Mainstay của Nga cũng bay vào khu vực. Tuy nhiên, đội bay này của Nga vẫn nằm trong vùng không phận quốc tế.
Theo kênh truyền hình Foxnews, Mỹ đã điều 2 máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đang tuần tra cách khu vực Chariot của Alaska khoảng 80 km về phía Tây Nam để ngăn chặn đội bay của Nga. Mỹ cũng đã yêu cầu các máy bay của Nga xác nhận thân phận khi đội bay của họ tiến vào vùng ADIZ của Alaska.
Quân đội Mỹ ghi nhận các chuyến bay này chỉ là lộ trình thông thường và không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào. Họ cũng không tiết lộ khoảng cách giữa các máy bay Mỹ và Nga trong khoảng thời gian diễn ra vụ chặn.
John Cornelio – phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) – cho biết: “Chúng tôi chưa từng nhìn thấy mức độ hoạt động đến thế này trong mấy năm trở lại đây”, song cũng nhấn mạnh lần xâm nhập này của máy bay Nga không phải “chưa từng có” hay “bất thường”. Trước đó, trong khoảng 17-20/4, các máy bay ném bom Nga đã bay gần Alaska 4 lần trong nhiều ngày liên tiếp.
Phản ứng trước tin tức mà truyền thông Mỹ đăng tải, Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng đội bay oanh tạc cơ "Gấu" và chiến đấu cơ Su-35 bị các máy bay của Lực lượng Không quân Mỹ chặn gần bờ biển Alaska chỉ đang "thực hiện lộ trình thông thường trên vùng lãnh hải quốc tế Thái Bình Dương".
Theo kênh truyền hình RT, Bộ này khẳng định các phi công Nga chỉ đang thực hiện các chuyến bay thông thường trên lãnh hải quốc tế, bao gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, và Biển Đen, và không bao giờ xâm phạm biên giới bất kỳ quốc gia nào hay vi phạm luật quốc tế.