Lớp vỏ thông minh của T-50

Công ty đi đầu chế tạo hệ thống điện tử cho tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 của Nga - PAK FA (Hệ thống máy bay tương lai Máy bay tiền tuyến) là Viện nghiên cứu khoa học chế tạo công cụ mang tên V. V. Tikhomirov (NIIP), trong thành phần Tập đoàn công nghệ điện tử-radio Nga (KRET).

Chi nhánh Sukhoi của Tổng công ty chế tạo máy bay thống nhất Nga (UAC) là đơn vị phát triển PAK FA, được Sukhoi gọi là T-50 và 70% số radar trang bị cho tất cả các tiêm kích của Nga do NIIP phát triển.

Máy bay Sukhoi - T50.


Tổng giám đốc NIIP, Yuri Belovo cho biết hệ thống điện tử của PAK FA với radar quét pha chủ động (AESA - active electronically scanned array) là hệ thống mới, khác hẳn radar truyền thống. T-50 được trang bị không chỉ AESA cơ bản, mà cả các radar chủ động và thụ động cũng như hệ thống định vị quang học. Những hệ thống này được bố trí trên toàn bộ bề mặt máy bay, tạo ra “lớp vỏ thông minh”.

Hệ thống radar mới do NIIP phát triển có 1.526 modul thu-phát, đảm bảo cho máy bay có khả năng phát hiện xa hơn, phát hiện cùng lúc nhiều mục tiêu để phóng tên lửa.Radar hoàn toàn được chế tạo trên cơ sở linh kiện của Nga dựa trên nền tảng cấu trúc kim loại nanohetero arsenid gali và công nghệ tiên tiến của các hệ thống ăng-ten tia kiểm soát điện tử.
          
Loại radar mới lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2009. Thêm vào đó tại MAKS-2009 cũng giới thiệu radar bổ xung cho tiêm kích tương lai L-band bố trí trên đầu cánh máy bay. Loại radar này cho phép không chỉ tăng khả năng gây nhiễu bảo vệ và khả năng sống sót khi giao chiến, mà còn vô hiệu hóa đáng kể công nghệ tàng hình của máy bay đối phương.
           
Theo ông Belovo, 3 máy bay trang bị hệ thống của NIIP đã được thử nghiệm và 2 chiếc nữa sẽ thử nghiệm vào cuối năm nay.
           

Để xuất khẩu trên cơ sở PAK FA, Nga và Ấn Độ sẽ cùng chế tạo bản xuất khẩu của loại máy bay này với tên gọi Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (FGFA) với sự tham gia của NIIP.

Viện nghiên cứu công cụ mang tên Tikhomirov (NIIP) là đơn vi phát triển các hệ thống điều khiển cho máy bay tiêm kích, mà một trọng những mục đích chính là vô hiệu hóa các hệ thống phòng không đối phương. Thêm vào đó, Viện đang phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cho bộ binh, với chức năng chống lại các cuộc không kích. Viện nằm ở thành phố Giukovskyi, ngoại ô Moskva và trực thuộc Tập đoàn công nghệ điện tử-radio Nga (KRET).



Duy Trinh
 

Ukraine có góp phần phổ biến công nghệ tên lửa?
Ukraine có góp phần phổ biến công nghệ tên lửa?

Năm 1991, Ukraine thừa hưởng từ Liên Xô trước đây một tổ hợp công nghiệp quân sự hùng mạnh, trong đó có lĩnh vực công nghệ tên lửa-vũ trụ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN