“Trái tim” của căn cứ tàu ngầm hạt nhân Vương quốc Anh có thể bị chia cắt nếu Scotland rời khỏi Anh sau cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 18/9 về sự độc lập của Scotland, các nhà lãnh đạo của Anh đã cảnh báo nhiều lần trong vài tháng qua. Nếu Scotland bỏ phiếu đồng ý về sự độc lập của mình đồng nghĩa với việc họ cảm thấy "hạnh phúc" khi thấy các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh rời đi.
Vấn đề đặt ra là 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh và các thiết bị liên quan của chúng đóng tại căn cứ hải quân Clyde Her Majesty, vốn đã bị "nhét" vào một vịnh hẹp ở phía Tây Nam Scotland sẽ phải xử lý thế nào.
Tàu ngầm HMS Vanguard trở lại căn cứ hải quân Clyde sau một cuộc tuần tra răn đe hạt nhân. |
Trong hơn 40 năm qua, Hải quân Hoàng gia Anh đã sử dụng Scotland như là một cảng nội địa cho hạm đội răn đe hạt nhân và các tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) của mình. Tuy nhiên, nếu cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/9 về vấn đề ly khai được thông qua - một Scotland độc lập sẽ gần như chắc chắn buộc Hải quân Hoàng gia Anh cùng các tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SLBM) của họ phải rời đi.
"Chúng tôi tin rằng vũ khí hạt nhân không có chỗ ở Scotland. Vì vậy, chúng tôi sẽ ủng hộ một hiến pháp bằng văn bản trong đó có quy định cấm vũ khí hạt nhân đang được triển khai ở Scotland" -trích một đoạn trong một bài báo công bố chính sách của Chính quyền Scotland năm 2013.
Những người ủng hộ độc lập cho Scotland có thể sẽ đồng ý để các căn cứ hạt nhân trên tồn tại đến năm 2020, khoảng thời gian "quý báu" để Bộ Quốc phòng Anh (MoD) tìm những “ngôi nhà mới” cho các tàu ngầm hạt nhân đang lão hóa và các đầu đạn của tên lửa đạn đạo Trident-II D5.
Các quan chức quân sự đã cảnh báo sự độc lập của Scotland sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đối với Hải quân Hoàng gia Anh. "Vương quốc Anh được tôn trọng rất nhiều về những đóng góp hàng hải của mình cho NATO với sự răn đe trên biển thông qua các tàu chiến, tàu ngầm và thủy quân lục chiến. Các lực lượng trên bị chia cắt có thể sẽ khiến chúng ta suy yếu đi rất nhiều", Đô đốc George Zambellas thuộc Hải quân Hoàng gia Anh cho biết.
Căn cứ hải quân HMNB Clyde của Anh ở Scotland - và khoảng 160 đầu đạn hạt nhân được lưu trữ ở đó – từng là mục tiêu của nhiều cuộc biểu tình và là một “vết thương” chính trị lớn với Scotland trong một thời gian dài trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/9.
Một áp phích quảng cáo trong chiến dịch vận động độc lập cho Scotland: "Vũ khí hạt nhân đã khiến Scotland tốn 250 triệu bảng Anh mỗi năm (tương đương 4,931 bảng/ngày). Chỉ với một phiếu 'Yes', chúng ta mới có thể chấm dứt tình trạng này". |
Cơ sở hải quân Faslane (một phần của căn cứ Clyde) vào giữa những năm 1960 là nơi đồn trú cho 4 tàu ngầm lớp Resolution của Hải quân Hoàng gia Anh. Kể từ khi tên lửa Mỹ có đầu đạn hạt nhân, Hải quân Hoàng gia Anh đã đầu tư đáng kể vào HMNB Clyde đối với các tàu ngầm Vanguard và các tên lửa cũng như đầu đạn hạt nhân. Bất kỳ một sự điều chỉnh nào đối với các căn cứ tàu ngầm trên sẽ là rất tốn kém - chưa kể đến những khó khăn về mặt chính trị.
"Một số lựa chọn thay thế đã xuất hiện, nhưng không nơi nào tốt bằng các cơ sở hiện tại ở Scotland. Một số vị trí được cho là quá gần với trung tâm dân cư, trong khi những khu vực khác đặt ra vấn đề chủ quyền hoặc yêu cầu đầu tư tài chính lớn", chuyên gia quân sự Eric Wertheim tại Viện Hải quân Mỹ nói.
Nếu căn cứ răn đe hạt nhân duy nhất của Vương quốc Anh phải rời khỏi Scotland, Hải quân Hoàng gia nước này sẽ phải thay thế không chỉ một mà hai cơ sở - cơ sở hoạt động cho tàu ngầm Vanguard tại Faslane và kho chứa đầu đạn hạt nhân tại Cơ sở Vũ khí Hải quân ở Coulport. Có một số tùy chọn Vương quốc Anh, nhưng không lựa chọn nào thực sự lý tưởng theo quan điểm của Hải quân Hoàng gia Anh.
Bất cứ một vị trí mới nào được lựa chọn sẽ yêu cầu một chương trình xây dựng tốn kém và chuyên sâu mà có thể mất đến một thập kỷ để hoàn thành. Chi phí cho một căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới của Anh có thể tốn khoảng 5 tỷ USD. Trong giai đoạn cắt giảm ngân sách quốc phòng hiện nay, việc bảo dưỡng các tàu ngầm hạt nhân và khả năng răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh có vẻ không hợp lý về mặt tài chính do các chi phí phụ phát sinh trong thời gian dài.
Nếu Scotland bỏ phiếu độc lập vào ngày 18/9, vẫn chưa rõ Anh sẽ có những bước tiếp theo nào liên quan đến vũ khí hạt nhân của họ.
Công Thuận