Theo Bộ Quốc phòng Đức, thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán căng thẳng. Chính phủ các nước nhất trí với cách tiếp cận hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng và Pháp chịu trách nhiệm quản lý tổng thể trong quá trình thực hiện dự án này. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nêu rõ thỏa thuận chính trị về FCAS là một bước tiến lớn và là một dấu hiệu quan trọng về sự hợp tác hiệu quả giữa Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Sự hợp tác này sẽ tăng cường khả năng quân sự của châu Âu.
Trước đó, các nguồn tin cho rằng giai đoạn phát triển tiếp theo của FCAS dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 3,5 tỷ euro, được chia đều cho cả 3 nước tham gia. Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Dassault (Pháp) và Airbus và Indra - đại diện cho Đức và Tây Ban Nha, được phép tham gia kế hoạch để bắt đầu thay thế Rafale của Pháp, Eurofighters của Đức và Tây Ban Nha từ năm 2040.
Tháng 7/2017, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel đã lần đầu tiên công bố kế hoạch cho FCAS, bao gồm phát triển một máy bay chiến đấu và một loạt vũ khí liên quan, có cả máy bay không người lái.