Trong 5 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã triển khai hơn 20 dự án phát triển y tế, đặc biệt là đầu tư trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong quá trình phát triển y tế chuyên sâu.
Trong bối cảnh nhiều dịch bệnh có nguy cơ lây lan rộng, diễn biến phức tạp, phóng viên báo Tin tức có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh hiện nay.
Thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đến sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số.
Tại Đắk Lắk, số người mắc các bệnh lý về thận và phải chạy thận nhân tạo ngày một tăng, trong khi máy móc, nhân lực phục vụ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn gây nên tình trạng quá tải.
Theo ngành y tế TP Hồ Chí Minh, dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện thêm nhiều ổ dịch sởi mới tại các trường học nếu chiến dịch tiêm vaccine sởi không kịp thời bao phủ cho các trường hợp trẻ chưa có miễn dịch.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.
Tổ phản ứng nhanh nhằm xử lý các ổ dịch sẽ xuất hiện trong trường học cho đến khi chiến dịch tiêm vaccine đạt mức bao phủ trên 95% trẻ từ 1-10 tuổi.
Đoàn công tác của Bệnh viện Việt Đức đã tới Lào Cai để hỗ trợ chuyên môn cứu chữa người bị nạn do thiên tai.
Ngày 13/9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ có thêm 60 điểm tiêm tại các cơ sở y tế tư nhân và hoạt động xuyên suốt, kể cả ngày thứ 7 và chủ nhật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ huynh đưa trẻ đi tiêm.
Ngay khi nước rút tại các hộ dân ven sông Hồng, từ 7h ngày 13/9/2024, lực lượng y tế dự phòng quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức 6 đội cơ động với 24 cán bộ, y bác sĩ đến từng ngõ, vào từng hộ dân, phun khử khuẩn, đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh cho nhân dân.
Ngày 13/9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành y tế TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ 30.000 túi thuốc cho 10 tỉnh, thành miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 3; đồng thời, sẵn sàng nguồn nhân lực hỗ trợ cho công tác khám, chữa bệnh tại các tỉnh này.
Bộ Y tế cho biết, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Ngày 12/9, Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong, sau mưa lũ và ngập lụt.
Bệnh nhi H.Đ.P (nam, 8 tuổi, trú tại Bạc Liêu) nhập viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ ngày 5/9 trong tình trạng đau đầu và nôn ói liên tục. Bệnh nhi được chỉ định chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA.
Thời gian qua, các bệnh viện nhi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc sởi biến chứng nặng. Hầu hết các trẻ đều có bệnh lý nền mạn tính, chưa được tiêm vaccine phòng sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh “đừng quên tiêm vaccine sởi cho trẻ”.
Ngành Y tế Hà Nội khẩn trương triển khai các công tác y tế ứng phó lũ lụt, các cán bộ y tế cũng đóng góp hỗ trợ cho đồng bào chịu thiệt hại của bão lũ.
Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường.
Các cán bộ y tế đang tham gia tích cực vào công tác cứu hộ, cấp cứu cho các nạn nhân vụ sạt lở ở Lào Cai.
Người dân vùng lũ phải đối mặt với cuộc sống tạm bợ, thiếu nước sạch rất dễ phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Nằm trong khu vực bị ngập lụt, Bệnh viện K Tân Triều đã bố trí đi lại an toàn cho người bệnh, tăng thêm giường tại khu lưu trú, miễn phí lưu trú cho người nhà bệnh nhân.
Tối 11/9, theo Viện Y học biển Việt Nam, sức khỏe của 7 bệnh nhân nguy kịch do ngộ độc khí Carbon monoxide (CO) đã ổn định. Các bệnh nhân này đến cấp cứu với cùng nguyên nhân do gia đình sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng.